0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH​ (Trang 50 -53 )

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngàychúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

Sau đây là kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

STT Tên bệnh Số lợn mắc (số con điều trị) (con) Phác đồ điều trị Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Tiêu chảy 560

Tiêm Atropin 0,5ml/con hoặc Nova - Amcoli: 1ml/con/ngày,

0,5g BMD pha 1 lít nước cất uống 10ml/con, tiêm NOR 100 1ml/con Điều trị 3 - 5 ngày 549 98,03 2 Viêm phổi 25 Tylogenta: 1ml/con. Tiêm bắp, ngày/lần. Bromhexine 2ml/con Điều trị từ 3 - 5 ngày 24 96,00

3 Viêm khớp 12 Pendistrep: 0,5ml/con/ngày

Tiêm bắp., Điều trị trong 3 - 5 ngày 10 83,33

Kết quả bảng 4.6 cho thấy:

Em đã tham gia điều trị 560 lợn con bị tiêu chảy, số con điều trị khỏi chỉ

đạt 549 lợn con, tương ứng 98,03%tỷ lệ khỏi bệnh rất cao do phát hiện bệnh

và điều trị bệnh kịp thời và sử dụng đúng thuốc có hiệu quả cao.

Trong thời gian thực tập, em cũng đã tham gia điều trị cho 25lợn con bị viêm phổi, điều trị khỏi 24 con, hiệu quả điều trị đạt 96,00%. Như vậy thuốc điều trị viêm phổi có hiệu quả điều trị khá cao.

Ngoài ra,dưới sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, em đã trực tiếp điều trị cho 12 con bị viêm khớp, trong đó điều trị khỏi 10 con, đạt tỷ lệ 83,33%,

Qua việc tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại, em đã thấy tự tin hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho công việc của em sau khi ra trường.

Ngoài việc, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn con, em còn được tham gia thực hiện đối với đàn lợn nái. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

TT Tên bệnh Số lợn mắc (số con điều trị) (con) Phác đồ điều trị Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Hiện tượng đẻ khó 70 Oxytocin1-2ml/con

Sau 30 phút tiêm oxy vẫn không đẻ phải can thiệp ngoại khoa. Rửa sạch tay, bôi gel móc

63 90,00

2 Bệnh viêm

tử cung 171

Oxytocin 2ml/con ; cồn Iod 10% làm sạch tử cung, đồng thời tiêm

Amoxinject LA 20ml/con/ngày

160 93,56

3 Ít sữa, mất

sữa 9

Tiêm Oxytocin 2 lần trên ngày sau bữa ăn sáng và chiều.

2ml/con/ lần

5 55,56

4 Bệnh sát

nhau 5

Truyền nước kết hợp với tiêm oxytoxin Dùng nước muối sinh lý 0,9% Tiêm kháng sinh Amoxinject LA LA 20ml/con/ngày

5 100

Kết quả bảng 4.7 cho thấy:

Trong tổng số 70 con lợn nái xảy ra hiện tượng đẻ khó, chúng em đã can thiệp thành công 63 ca đẻ khó, đạt 90,00%, số lợn nái không can thiệp được, cán bộ kỹ sư trại tiến hành mổ lấy lợn con, lợn nái chết 10,00%. Biện pháp can thiệp em đã áp dụng là: khi phát hiện có những biểu hiện chuẩn bị cho việc sinh sản, thường dùng thuốc oxytocin 2 ml/con và theo dõi trong khoảng 30 phút mà không thấy lợn con ra, lúc đó chúng em tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa là dùng tay móc thai ra. Sau khi móc thai ra ngoài hết, tiêm oxytetracylin có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ. Số ca can thiệp an toàn đạt 90%. Được sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật trại em đã thành thạo công việc, kỹ thuật can thiệp tốt, tuy nhiên còn một số trường hợp do thai đã chết ngạt từ trước khi lợn mẹ có biểu hiện đẻ nên không can thiệp được, hoặc thai quá to và không lấy ra được khỏi tử cung của con mẹ.

Đồng thời, em theo dõi 1200 lợn nái và điều trị 171 lợn nái bị viêm tử cung, khỏi được 160 nái, đạt 93,56%. Kết quả này do 1 số trường hợp nái quá già (nái đẻ lứa thứ 12) và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá trình chăm sóc. Biện pháp điều trị em đã áp dụng: bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Thuốc dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung sử dụng Oxytocin. Thuốc làm cơ tử cung co bóp đẩy các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng cồn Iod 10% để làm sạch tử cung đồng thời tiêm Amoxinject LA 10 ml/con/ngày thuốc có tác dụng chống viêm.

Trong tổng số 9 lợn nái mất sữa sau khi đẻ 1 ngày, em tiến hành điều trị tiêm oxytocin 2ml/ lần ngày 2 lần sáng chiều sau khi cho ăn,đồng thời tiến hành xoa bóp chườm ấm bầu vú. Tỷ lệ khỏi không cao 55,56%.

Ngoài ra,dưới sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, em tiến hành điều trị lợn mẹ sau khi đẻ còn sót nhau, Truyền nước kết hợp với tiêm oxytoxin để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết Dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Tiêm kháng sinh Amoxinject LA, tỷ lệ khỏi cao 100%

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH​ (Trang 50 -53 )

×