Thanh khoản ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vốn ngân hàng và thanh khoản đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 47 - 48)

Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng các ngân hàng thương mại phải quan tâm sâu sắc đến khả năng thanh khoản hơn bất kỳ loại hình tổ chức tài chính nào khác. Không giống như các tổ chức tài chính khác, thanh khoản là nền tảng chính của các ngân hàng thương mại (Timsina, 2014). Theo đó thanh khoản có thể được hiểu như là khả năng mà các ngân hàng có thể chuyển đổi các tài sản của họ thành tiền mặt một cách dễ dàng với mục đích thực hiện các nghĩa vụ nợ (các khoản tiền gửi của các khách hàng) mà không có sự suy giảm về mặt giá trị của các tài sản. Tuy nhiên, tài sản thanh khoản dường như là các tài sản có suất sinh lời thấp nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Đồng thời, các tiêu chuẩn an toàn vốn được thiết lập Basel là cho các ngân hàng sẽ phải hạn chế cấp tín dụng cho các khách hàng và thay vào đó sẽ phải nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản để đảm bảo các tỷ lệ thanh khoản thỏa quy định. Nói cách khác, các ngân hàng có thanh khoản cao dường như sẽ hạn chế hoạt động cho vay, thậm chí thu hẹp quy mô cho vay của ngân hàng. Thật vậy, hầu hết các nghiên

cứu trước đây đều chỉ ra rằng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu của Jimenez và các cộng sự (2012), Sarath và Pham (2015), Vinh (2017), Tran (2020) cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ mối tương quan âm giữa thanh khoản và hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Do đó đề tài kỳ vọng rằng thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

LIQ Tài sản thanh khoản

Tổng tài sản LIQ Tài sản thanh khoản

Tổng nghĩa vụ nợ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vốn ngân hàng và thanh khoản đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)