32 CÔNG BÁO/Số 1095 + 1096/Ngày 21-11-2020
dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3
Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị
xây dựng nghịđịnh quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
3. Đề nghị xây dựng nghịđịnh được xây dựng trên các căn cứ sau đây: a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghịđịnh;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 85. Trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghịđịnh
1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghịđịnh.
Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết,
đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ
quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng nghịđịnh.
3.39 Xây dựng nội dung của chính sách và đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này; dự
kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghịđịnh.