Độ chậm
lưu thông dạ dày
ruột
Lưu sonde dạ dày Số ngày sau mổ không ăn được thức ăn đặc Nôn hoặc giãn dạ dày Dùng thuốc kích thích nhu động dạ dày A 4-7 ngày hoặc đặt lại sau N3 7 ± ± B 8-14 ngày hoặc đặt lại sau N7 14 + + C >14 ngày hoặc đặt lại sau N14 21 + +
- Rò miệng nối mật – hỗng tràng: dịch có màu mật chảy ra qua dẫn lưu cạnh miệng nối, xét nghiệm Bilirubin dịch > 3 lần trong huyết thanh.
- Kiểm định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với rò tụy độ B, C (rò tụy lâm sàng).
- Kiểm định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với chảy máu trong ổ bụng độ B, C.
- Kiểm định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với chậm lưu thông dạ dày – ruột.
- Tắc ruột sau mổ được chẩn đoán bằng triệu chứng đau, nôn, bí, chướng và hình ảnh XQ ổ bụng không chuẩn bị kết hợp với CLVT ổ bụng có hình ảnh mức khí nước trong các quai ruột.
- Rò miệng nối dạ dày – hỗng tràng được chẩn đoán khi dịch tiêu hóa lẫn thức ăn chảy qua dẫn lưu, có thể có tình trạng nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc.
- Nhiễm khuẩn vết mổ: có hay không
- Viêm phổi được chẩn đoán khi có tổn thương phổi trên X - quang kèm theo sốt và phải điều trị kháng sinh.
- Rò dưỡng chấp được chẩn đoán khi dịch ổ bụng số lượng nhiều, có màu đục như sữa, xét nghiệm dịch dưỡng chấp dương tính.
- Tử vong phẫu thuật được xác định là bệnh nhân chết trong thời gian hậu phẫu hoặc trong vòng 30 ngày sau mổ. Bệnh nhân nặng xin về cũng được xem là tử vong.
- Phân loại kết quả chung theo Phạm Thế Anh (2013) sử dụng [74]: + Tốt: Không có bất kỳ biến chứng nào làm sai lệch thời gian điều trị. + Khá: Có ít nhất một biến chứng, nhưng các biến chứng này chỉ điều trị nội khoa không cần can thiệp bằng phẫu thuật hay thủ thuật.
+ Trung bình: Có ít nhất một biến chứng cần phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật.
+ Xấu: Có biến chứng cần phải phẫu thuật lại và bệnh nhân phải được chăm sóc đặc biệt tại phòng hồi sức tích cực hoặc tử vong.
* Kết quả xa
- Biến chứng xa:
+ Đái tháo đường mới mắc: người bệnh không có tiền sử tiểu đường, sau mổ xuất hiện glucose máu khi đói tăng > 7mmol/L và HbA1c tăng > 6,5%, được khám và chẩn đoán xác định bởi bác sỹ chuyên khoa.
+ Rối loạn tiêu hóa: đại tiện phân lỏng nát, có váng mỡ trong phân. + Xổ bụng: khối phồng cạnh vết mổ to lên khi ho rặn, siêu âm hoặc CLVT có hình ảnh khuyết cân, quai ruột hoặc mạc nối trong khối phồng.
+ Viêm đường mật, thường là do nhiễm khuẩn ngược dòng: đau bụng hạ sườn phải, sốt, được chẩn đoán và điều trị kháng sinh tại cơ sở y tế.
- Tái phát được định nghĩa là khi người bệnh xuất hiện khối u tái phát tại diện cắt tụy hay hạch di căn vùng động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên (tại chỗ) hoặc di căn hạch vị trí khác và di căn xa (xương, phổi, não).
- Kiểm định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với tái phát sau mổ. - Thời gian sống không bệnh: tính bằng tháng từ sau khi phẫu thuật tới thời điểm phát hiện tái phát.
- Thời gian sống thêm toàn bộ: tính bằng tháng từ sau khi phẫu thuật tới thời điểm kết thúc theo dõi.
- Kết cục theo dõi gồm: còn sống; bỏ theo dõi; tử vong.
- Kiểm định các mối liên quan giữa thời gian sống sau mổ với vị trí khối u, giữa bệnh nhân có hay không biến chứng sau mổ, có hay không di căn hạch và mức độ triệt căn phẫu thuật (R0 hay R1).
- Trong kiểm định mối quan hệ giữa vị trí khối u và thời gian sống, bệnh nhân được chia ra 2 nhóm là: nhóm ung thư của đầu tụy và nhóm ung thư ngoài đầu tụy (ung thư bóng Vater, đoạn thấp ống mật chủ và tá tràng).
2.2.6. Xử lý số liệu
2.2.6.1. Thu thập số liệu
Tất cả các thông tin về các chỉ tiêu nghiên cứu như triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm, hình ảnh CLVT, cách thức mổ, theo dõi sau mổ được thu thập theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.2.6.2. Phân tích số liệu
Số liệu trong nghiên cứu được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0, sử dụng các thuật toán thống kê để tính toán các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm.
Lập bảng 2x2 đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của hình ảnh CLVT với tiêu chuẩn vàng là giải phẫu bệnh lý.