Sự thay đổi về tình trạng huyết áp

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng huyết áp và hiệu quả của mô hình quản lý điều trị tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 146 - 148)

Sự thay đổi về thói quen, hành vi của ngƣời THA cũng nhƣ hoạt động quản lý ngƣời bệnh tại cộng đồng ở trên đã có tác động nhất định góp phần làm giảm mức huyết áp tâm thu, tâm trƣơng từ đó làm giảm số ngƣời THA chƣa đạt mục tiêu tại địa bàn can thiệp.

Sau 2 năm can thiệp, huyện can thiệp huyện Văn Yên có sự cải thiện về tình trạng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng. Cụ thể là huyết áp tâm thu giảm từ 157,2 ± 20,1mmHg xuống còn 150,2±16,7 mmHg tức là giảm 7mmHg, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05, Mann-Whitney test). Huyết áp tâm trƣơng giảm 1,8mmHg từ 92,6±10,5 mmHg xuống còn 90,4±12,3 mmHg, tuy nhiên mức giảm này chƣa có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05, Mann-Whitney test) (Biểu đồ 3.12, Bảng 3.27).

Trong khi đó, giá trị huyết áp trung bình tâm thu và tâm trƣơng của huyện Lục Yên không có sự thay đổi đáng kể nào với mức huyết áp tâm thu và tâm trƣơng vẫn duy trì ở mức 157,6±12,7 mmHg ở thời điểm sau can thiệp (158,0±17,3 mmHg ở thời điểm trƣớc can thiệp) (Biểu đồ 3.12, Bảng 3.27).

So với kết quả nghiên cứu tại huyện Ba Vì năm 2006 của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, các hoạt động can thiệp tại Ba Vì giúp giảm đƣợc 8,5mmHg huyết áp tâm thu và giảm đƣợc 0,8mmHg đối với huyết áp tâm trƣơng. Nhƣ vậy mức giảm huyết áp tâm thu tại địa bàn can thiệp Văn Yên của chúng tôi thấp hơn so với huyện Ba Vì (giảm 7mmHg so với giảm 8,5mmHg) 114. Sự cải thiện của chúng tôi thấp hơn so với kết quả can thiệp tại Ba Vì do thời gian can thiệp

trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn (2 năm so với 3 năm), mặt khác các hoạt động can thiệp của chúng tôi đƣợc thực hiện tại địa bàn khu vực miền núi cũng gặp khó khăn hơn so với huyện Ba Vì-Hà Nội. Số lƣợng địa bàn đƣợc can thiệp của chúng tôi là 3 xã, ngƣợc lại tại Ba Vì chỉ thực hiện can thiệp trên địa bàn 1 xã có nhiều cơ hội đƣợc tập trung nguồn lực thực hiện can thiệp tốt hơn.

So sánh với mô hình can thiệp lồng ghép theo dõi huyết áp tại nhà cho ngƣời dân thành thị của Thái Lan dƣới sự hƣớng dẫn của y tế thôn bản, can thiệp tại huyện Văn Yên của chúng tôi có mức giảm HA tốt hơn. Cụ thể tại Thái Lan, can thiệp trong 3 tháng giảm 4,6mmHg đối với HA tâm thu và giảm 3,5mmHg đối với HA tâm trƣơng 35

. Sự khác biệt này theo chúng tôi là do thời gian can thiệp nghiên cứu tại Thái Lan ngắn hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (3 tháng tại Thái Lan so với 2 năm tại huyện Văn Yên) mặc dù cả 2 nghiên cứu đều can thiệp với sự tham gia theo dõi của nhân viên y tế thôn bản.

Mức giảm huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu tổng quan về vai trò của nhân viên y tế cộng đồng trong phòng ngừa kiểm soát bệnh không lây nhiễm của tác giả Jeet G và cộng sự thực hiện năm 2017. Tác giả cho biết thời gian thực hiện can thiệp trung bình từ 4-19 tháng, đạt mức giảm HA tâm thu trung bình của các can thiệp trên toàn cầu là 4,8 mmHg, mức giảm HA tâm trƣơng tƣơng ứng là 2,88 mmHg 25. Và nhƣ vậy thời gian thực hiện can thiệp trong 2 năm của chúng tôi có ý nghĩa nhất định trong việc cải thiện tình trạng huyết áp của ngƣời THA tại cộng đồng.

Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả can thiệp tại Brazil và Argentina, mức giảm huyết áp của chúng tôi còn thấp hơn do các nghiên cứu can thiệp tại Brazil và Argentina xây dựng mô hình can thiệp nhiều hợp phần, và chỉ tập trung tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng với thời gian thực hiện tƣơng đối dài (4 năm tại Argentina) 36

. 28.

Khi đánh giá về tỷ lệ ngƣời chƣa đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp, chúng tôi ghi nhận huyện can thiệp Văn Yên số ngƣời THA chƣa đạt mục tiêu giảm 22,3% số ngƣời mắc, từ 100% xuống còn 78,7% (Biểu đồ 3.13). Trong khi

đó Lục Yên có mức giảm không đáng kể 100% xuống còn 99,3% (Biểu đồ 3.13). So với can thiệp tại Trà Vinh (giảm 11%), mức giảm số ngƣời THA chƣa đạt mục tiêu của chúng tôi tốt hơn (22,3% so với 11%)40

. Chúng tôi cho rằng, chính sự khác biệt của mô hình cũng nhƣ yếu tố dân tộc, văn hóa, phong tục và thói quen ảnh hƣởng nhất định đến kết quả can thiệp của nghiên cứu.

Mô hình của chúng tôi đã giúp giảm tỷ lệ ngƣời bệnh THA chƣa đạt mục tiêu, kết quả này tƣơng tự nhƣ can thiệp mô hình “Lồng ghép dự phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm” đƣợc thực hiện tại xã miền núi Linh Sơn của tỉnh Thái Nguyên thực hiện trong năm 2009-2011 41.

Một phần của tài liệu Thực trạng tăng huyết áp và hiệu quả của mô hình quản lý điều trị tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)