Quy trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tải trọng và thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của ống thép chịu nhiệt hợp kim thấp (Trang 44 - 45)

6. Bố cục của luận án

2.2. Quy trình thí nghiệm

Mẫu ống thép P11 và P22 được làm sạch các chất bẩn như các vết gỉ, bụi,... bằng giấy nhám. Sau đó, sử dụng máy cắt dây bằng tia lửa điện để chế tạo các mẫu thử kéo có chiều dày 1,5 mm theo tiêu chuẩn ASTM E8, như hình 2.2.

Hình 2.2 Kích thước mẫu thử kéo theo tiêu chuẩn ASTM E8 (đơn vị: mm)

Hình 2.3 Quy trình thí nghiệm tổng quát của luận án

Đặt trong điều kiện thí nghiệm xác định

Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra cơ tính Soi tổ chức tế vi

39

Trong luận án này, quy trình thí nghiệm tổng quát được mô tả như trong hình 2.3. Trong nhà máy nhiệt điện, ống thép P11 hoặc P22 phải chịu tác động của áp

suất lên thành ống tới 20 MPa ở nhiệt độ cao nhất đến 600 oC. Ở Việt Nam, ống dẫn

hơi loại này được sử dụng trong điều kiện làm việc thay đổi ở nhiệt độ 300-500 oC

với áp suất hơi thấp hơn các nhà máy điện trên thế giới. Đây chính là căn cứ để lựa chọn nhiệt độ và ứng suất cho các thí nghiệm trong luận án này. Ứng suất kéo được lựa chọn với 3 giá trị 6,45; 9,68 và 12,9 MPa. Với tiết diện ngang của mẫu thử cơ tính như trong hình 2.2, tương ứng với tải trọng đặt lên mẫu là 65, 95 và 125 N. Nhiệt độ thí nghiệm được chọn ở nhiệt độ phòng và ở nhiệt độ cao trong phạm vi

500-700 oC; ngoài ra, có một số thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 300-500 oC.

Riêng đối với thí nghiệm sử dụng hơi nước, do hạn chế về mặt thiết bị nên cố định

nhiệt độ là 300 oC và áp suất hơi nước là 0,2 MPa. Sau thời gian đặt mẫu trong các

điều kiện (nhiệt độ, tải trọng) xác định, tiến hành các nghiên cứu tiếp theo như: kiểm tra cơ tính và soi tổ chức tế vi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tải trọng và thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của ống thép chịu nhiệt hợp kim thấp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)