3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Trách nhiệm của người dân
- Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước:
Người dân phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên nước không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai, do đó phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... và tích cực phát huy hàng ngày ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước.
- Nêu cao tinh thần tự giác:
Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ Tài nguyên và môi trường
- Quyết tâm phối hợp với Nhà nước trong công tác bảo vệ Tài nguyên nước
+ Phát hiện và mạnh dạng tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước trong sử dụng và bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, không bao che cố tình làm trái;
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu đề tài này, có thể nhận định rằng biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng tác động mãnh liệt lên Trái Đất, làm cho tự nhiên và con người không tránh khỏi những thảm họa bất ngờ. Số lượng các thảm họa và thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Điều đó như lời cảnh tỉnh con người đang đứng trước một thời kỳ thiên nhiên đầy biến động. Không đâu xa, TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ đó cho thấy, môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh đang ngày càng diễn biến xấu đi, các hiện tượng ngập lụt, mưa lớn và triều cường ngày càng phức tạp và dày hơn về số lần tái diễn, làm cho toàn bộ môi trường nước nói chung ở đây đang dần ô nhiễm nặng, gây nguy cơ thiếu nước trầm trọng cho toàn thành phố.
Vậy vấn đề đặt ra là không nhỏ. Chúng ta phải làm gì để hạn chế tình hình trước mắt và đảm bảo sự bình yên phát triển lâu dài?
Tôi xin đề xuất với các Ban, Ngành liên quan, đến Sở Tài nguyên và Môi trường của thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điều tra và quản lý tài nguyên nước ở thành phố trong các mục đích sử dụng hiện nay. Cần đầu tư lâu dài cho việc xây dựng và tu bổ các công trình cấp thoát nước trong toàn thành phố. Đồng thời ban lãnh đạo thành phố cần có những quy định cụ thể hơn về việc sử dụng nước của cư dân và đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Không chỉ dừng lại ở quy định mà cần quản lý tốt hơn các hệ thống xử lý nước, xử lý nghiêm trọng đối với các đối tượng liên quan. Mặt khác, trong việc thiết kế hạ tầng cần lưu ý đến những khu vực có khả năng ngập lụt nhiều để đảm bảo sự ổn định cho khu vực này. Chúng ta cũng cần quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục cho người dân có ý thức chung tay bảo vệ Trái Đất trước biến đổi khí hậu toàn cầu và ý thức bình tĩnh sống chung với sự thay đổi của khí hậu toàn cầu. Đảm bảo rằng, con người vẫn luôn có thể chủ động trước những thay đổi của thiên nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TSKH. Lê Huy Bá (2009). Môi trường, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. GS. TSKH. Lê Huy Bá (2009). Môi trường khí hậu biến đổi, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. TS Ngyễn Quốc Định. Một số ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Việt Nam, Viện khoa hoc khí tượng thủy văn
4. GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam. 6. Website: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/326615/Nam-2050-23-TPHCM-ngap-trong-nuoc.html http:// baomoi.com/Chu-dong-ung-pho-voi-su-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau/144/5542648.epi http://tintuc.xalo.vn/001991691721/Quan_ly_tai_nguyen_nuoc_doi_voi_bien_doi_khi_hau.html http://phapluattp.vn/2011042609557722p0c1085/tphcm-ung-pho-tinh-trang-ngap-ung.htm http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/07/723382/ http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=216&idmid=&ItemID=7077