Công ty cần quản lý chặt chẽ thời gian làm việc của người lao động hơn nữa. Ttrong quá trình làm việc của người lao động trưởng, trưởng các bộ phận phải thường xuyên theo dõi sự có mặt cũng như thái độ làm việc của nhân viên để có kết quả đánh giá chính xác, khách quan và công bằng.
Đối với khối văn phòng, hàng tháng các phòng ban cần gửi bảng đăng ký định mức văn phòng phẩm sử dụng trong tháng và trình bày rõ mực đích sử dụng đối với phòng Hành chính – Nhân sự, và phải chịu trách nhiệm đối với số lượng văn phòng phẩm mà phũng mỡnh đó đề nghị, để tránh tình trạng sử dụng lãng phí, không tiết kiệm. Đồng thời công ty cũng cần có những quy định thưởng, phạt cụ thể áp dụng cho những trường hợp làm hư hỏng trang thiết bị của Công ty.
Công ty nên hình thành một bộ phận chuyên biệt về tiền lương, quản lý tiền lương để đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến tiền lương. Tạo niềm tin và động lực lao động cho người lao động, có như thế thì tiền lương mới thực sự phát huy được chức năng và tác dụng của mình.
III. Hoàn thiện hình thức trả lương thời gian
Cần phải giám sát thời gian làm việc và hiệu quả công việc của những đối tượng hưởng lương thời gian, loại bỏ các lãng phí không cần thiết. Tất cả mọi người trong công ty đều phải đảm bảo đúng kỷ luật, thời gian lao động. Để đảm bảo đánh giá đúng số lượng và chất lượng làm việc thực tế trưởng các bộ phận cần quản lý và phân loại lao động một cách khách quan, chặt chẽ sau đó dựa vào việc xếp loại lao động này để trả lương cho phù hợp.
Để đảm bảo tính công bằng, tạo động lực cho người lao động và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, khi trả lương cho nhân viên hưởng lương thời gian Công ty nên áp dụng hình thức trả lương gắn với năng suất và hiệu quả công việc của người lao động bằng cách đưa thêm hệ số tham gia lao động (Hi) vào công thức tính lương thời gian.
Công thức tính lương cho người lao động hưởng lương thời gian được điều chỉnh lại sau khi đưa thêm hệ số tham gia lao động vào công thức như sau:
Trong đó:
- TLtgi: Tiền lương của người thứ i nhận được
- Ftg: Là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian
- NTti: Số ngày công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i - m: Số người của bộ phận làm hưởng lương thời gian
- Kbi: Hệ số cấp bậc công việc ( kể cả hệ số trách nhiệm nếu có) của người lao động tương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc
đ1i + đ2i
Kbi = ———— x Hi đ1 + đ2
Xác định hệ số tham gia lao động Hi
- Bước 1: Xác định các tiêu chí và tỷ trọng điểm:
TC1: Mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao: 50 điểm TC2: Chấp hành nội quy, quy chế : 20 điểm TC3: Tính sáng tạo, các đóng góp mới : 10 điểm TC4: Khả năng phối hợp, tính nhiệt tình với đồng nghiệp : 10 điểm TC5: Thời gian làm việc tại công ty : 10 điểm
- Bước 2: Điểm cụ thể cho từng tiêu chí:
STT Tiêu chí Tiêu chí đánh giá Số
điểm 1 Mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao - Hoàn thành từ 100% trở lên - Hoàn thành 80%- 99% - Hoàn thành 60% - 79% - Hoàn thành 50% - 69% - Hoàn thành dưới 50% 50 40 30 20 0 2 Chấp hành nội quy, quy chế - Không vi phạm - Vi phạm 1 lần - Vi phạm 2 lần - Vi phạm 3 lần - Vi phạm 3 lần trở lên 20 15 10 5 0 3 Tính sáng tạo, các đóng góp mới
- Có trên 1 sáng kiến được chấp thuận - Có 1 sáng kiến - Không có sáng kiến 20 10 0 4 Khả năng phối hợp, tính nhiệt tình - Có khả năng - Không có khả năng 10 0 5 Thời gian làm
việc tại công ty
- Trên 5 năm - Từ 3 đến 5 năm - Dưới 3 năm 10 5 0 Việc đánh giá các tiêu chí trên cho thấy mức độ cống hiến của từng nhân viên đối với doanh nghiệp
- Bước 3: Bảng điểm xác định hệ số tham gia lao động Hi: STT Tỷ trọng điểm Hi
1 90 - 100 1,7
3 70 -79 0,9
4 50 - 69 0,5
5 Dưới 50 0
Phương pháp trả lương, thưởng theo hệ số tham gia lao động là phương pháp trả lương, thưởng mà trong đó người lao động được nhận lương theo đúng mức độ đóng góp của mình vào kết quả lao động cuối cùng. Phương pháp này có tác dụng:
Tăng năng suất và chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật lao động, tạo lập và tăng cường tác phong làm việc công nghiệp cho người lao động.
Tạo động lực lao động, cải thiện bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tinh thần sáng tạo trong lao động.
Nâng cao hiệu quả công việc.
Tác động đến xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, sáng tạo, nâng cao thu nhập và thu hút nhân lực có trình độ cao.
IV. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm khoán
Để đảm bảo tính công bằng trong việc chia lương sản phẩm khoán giữa những người lao động, việc tính toán tiền lương sản phẩm khoán cần được thực hiện khách quan hơn, công ty nên đưa ra một phương pháp tính lương mới, vừa đảm bảo tính công bằng trong phân phối tiền lương, vừa tạo niềm tin và động lực cho người lao động hăng say làm việc, có thể áp dụng theo phương pháp sau:
Công thức tính: TLSPK = ĐGk x Qk
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc được khoán, thời gian cần hoàn thành sản phẩm khoán và tùy thuộc vào từng thời điểm mà đơn giá khoán có thể là khác nhau.
Chia lương sản phẩm khoán cho người lao động theo các bước:
- Tính tiền lương thời gian làm việc thực tế của người lao động khi tham gia vào làm công việc khoán theo công thức:
TLTGLVTTCNi = MLTGCNi x TLVTTCNi
Hđc = ∑ ∑ = = n i TGLVTTCNi n i SPK TL TL 1 1
Trong đó n là tổng số công nhân tham gia vào làm công việc khoán - Tính tiền lương sản phẩm khoán cho từng người:
TLSPK CNi = Hđc x TLTGLVTTCNi
Việc chia lương sản phẩm khoán có tính đến hệ số điều chỉnh sẽ tạo ra tính công bằng trong trả lương cho người lao động. Phần năng suất lao động và hiệu quả công việc được thể hiên thông qua ngày công tham gia làm việc và mức lương ngày tính theo tính chất phức tạp của chức danh công việc của người lao động. Ai đóng góp nhiều thì lương thời gian của họ sẽ được. nhiều và do đó lương sản phẩm khoán của họ cũng nhiều và ngược lại.
Kết luận
Công tác trả lương là một vấn đề có tính hai mặt đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang nói riêng. Nếu công tác này được tổ chức tốt, công bằng sẽ tạo được bầu không khí làm việc tích cực tạo động lực làm việc cho người lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu tính chính xác công bằng không được đảm bảo sẽ gây ra những mâu thuẫn, bất bình gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc áp dụng hình thức trả lương nào trong mỗi doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng đối với người quản lý vì mỗi hình thức trả lương đều có những ưu, nhược điểm riêng do đó phải kết hợp nhiều hình thức trả lương để phát huy ưu điểm của từng hình thức trả lương và hạn chế những nhược điểm của chúng. Để tiền lương thực sự là động lực phát triển, thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc đạt hiệu quả cao.
Trong thời gian tìm hiểu và phân tích các hình thức trả lương tại Công ty, Em thấy rằng công tác tiền lương của Công ty cơ bản là tốt, nhưng vẫn còn một số hạn chế do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan mang lại. Vì vậy, qua bài chuyên đề này em đã cố gắng phân tích đánh giá những tồn tại và tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác trả lương của Công ty.
Tuy nhiên trên đây là suy nghĩ chủ quan của bản thân nên không tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo để em có thể hiểu sâu vấn đề hơn và hoàn thiện hơn nữa bài chuyên đề này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Dương (25/09/2008; Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng:
Nâng cao thương hiệu, giữ vững uy tín; Nguồn: Báo Hà Giang).
2. Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 quy định mức lương tối thiểu chung.
3. Các báo cáo tổng kết công tác năm của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang.
4. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang.
5. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Kinh tế Quốc dân. Hà Nội
6. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình tiền lương - tiền công, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
7. Huy Toán (30/12/2011, Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng đón nhận
Cờ của Thủ tướng Chính phủ dành cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, Lấy về từ:
http://www.baohagiang.vn/?