D ANH MỤC HÌNH ẢNH
2. Biên bản tổ chức buổi nê uý tưởng và chọn lọc ý tưởng Brainstorm
2.6. Khảo sát 6: Các ràng buộc, hạn chế, yếu tố bất lợi, rủi ro về chất lượng sản xuất,
lượng sản xuất, trang thiết bị, nguyên vật liệu,…
Các ràng buộc, hạn chế Sản phẩm Chất lượng Thành phần Bao bì Hạn sử dụng Cách sử dụng An toàn thực phẩm Sản phẩm có độ ẩm cao, dễ phát triển nấm mốc Thành phần nguyên liệu phức tạp download by : skknchat@gmail.com
Không thể cân bằng dinh dưỡng tối ưu Bao bì phải bảo vệ được sản phẩm khi lưu hành ở điều kiện môi trường Hạn sử dụng không quá 6 tháng Sản phẩm ăn trực tiếp, đòi hỏi phải dễ sử dụng, bao bì dễ xé Mức độ an toàn thực phẩm phải nghiêm ngặt 27 download by : skknchat@gmail.com
CHƯƠNG 3: SÀNG LỌC VÀ CHỌN Ý TƯỞNG KHẢ THI 3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu, nhu cầu, mong muốn người tiêu dùng
- Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, làm từ 100% trái cây và nông sản tươi và tốt cho sức khỏe.
- Cách mua hàng đơn giản thuận tiện.
- Giá thành hợp lý.
- Sau khi hình thành nên 5 ý tưởng sản phẩm mới, sau sự lựa chọn sản phẩm sàn lọc và sự phù hợp với mục tiêu đề tài thì nhóm chúng em quyết định chọn sản phẩm “Mứt bí đỏ vị kiwi” để làm đề tài “Tìm hiểu và phát triển quy trình sản xuất “Mứt bí đỏ vị kiwi”. Vì đây là một mới đáp ứng được khá nhiều yếu tố mà nhóm chúng em đã đặt ra ở trên. Là một sản phẩm mang tính quy mô công nghiệp, có đầu ra tiêu thụ ổn định, các nguyên vật liệu làm nên phổ biến dễ mua và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng với mức giá phải chăng phù hợp với đa số người tiêu dùng.
3.2. Tính sáng tạo/ đổi mới/ khác biệt
- Tính mới : đa số trên thị trường mứt đều có vị ngọt và chua tách biệt nhau. Riêng đề tài mứt nhóm chúng em làm sẽ kết hợp hai yếu tố trên sẽ tạo một sản phẩm khác biệt tạo nên một hương vị mới lạ.
- Sản phẩm mới có sự sáng tạo trong quy trình sản xuất, sự phối hợp hài hòa giữa 2 nguyên liệu chính là bí đỏ và kiwi. Bí đỏ có vị ngọt thanh, dẻo, bùi kết hợp với kiwi có vị chua làm nên một sản phẩm mứt mới mang tính đặc trưng và mới lạ.
- Khả năng đáp ứng của công nghệ sản xuất
3.3. Khả năng đáp ứng của CNSX
Thiết bị
1. Lò nướng đối lưu
28
Hình 3.1: Lò nướng đối lưu Lò nướng đối lưu là gì?
Lò nướng đối lưu sử dụng một quạt đảo chiều, còn gọi là quạt đối lưu, có tác dụng giúp nhiệt lượng trong lò tỏa đều làm thức ăn chín đều hơn và nhanh hơn. Lò nướng có một số thanh nhiệt có thể có dạng thanh thẳng hoặc được uốn cong, được gắn ở sát đỉnh lò phía trên và sát sàn lò phía dưới nhằm tạo nhiệt.
Cách phân biệt lò nướng đối lưu đó là bên phía thành lò có bảng điều khiển thường có những khe rãnh nhỏ bên trong có một chiếc quạt, quạt này sẽ quay khi bật chức năng đối lưu.
Thông số kỹ thuật lò nướng đối lưu điện 8 khay Model Điện áp Công suất Số khay Kích thước khay Trọng lượng Kích thước
Ưu điểm: của lò nướng đối lưu:
- Giúp thực phẩm chín đều, đáp ứng được nhu cầu của người dùng khi nướng thực phẩm không muốn bị tình trạng thực phẩm chín một mặt và mặt còn lại chưa chín
- Thiết kế hiện đại sang trọng. Cả bên trong và bên ngoài lò nướng đều làm bằng thép không gỉ, cách điện, cách nhiệt tốt, an toàn cho người sử dụng.
29
- Lò nướng đối lưu chỉ tốn một nửa công suất so với các lò nướng khác nên rất tiết kiệm điện.
- Ngoài ra, lò nướng đối lưu có số lượng khay nướng rất đa dạng từ 3 khay, 5 khay, 8 khay,... tùy theo dung tích lò..
Băng tải vận chuyển
Thông số kỹ thuật:
30
Máy đóng gói tự động định lượng
Hình 3.3: Máy đóng gói tự động định lượng Thông số kỹ thuật Phạm vi đóng gói Tốc độ đóng gói Độ chính xác Điện năng Áp lực nén khí Định lượng 31 download by : skknchat@gmail.com
Máy cắt gọt Thông số kỹ thuật Model Điện áp Công suất Năng suất Lưỡi dao Trọng lượng Kích thước Chất liệu chính Ưu điểm:
- Thái rau củ quả nhanh, đều nhau chuẩn xác mà không bị cắt nát
- Đa năng với 3 bộ dao: lát, sợi tròn, sợi vuông, hạt lựu
- Năng suất cao: trên 300 Kg/h
- Tự động hoàn toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhược điểm:
- Không điều chỉnh được độ dày lát cắt
- Không thái được các loại rau củ quả quá mềm như: cà chua, nha đam.. hay các loại rau dạng lá: hành lá,...
32
CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN CONCEPT (KHÁI NIỆM) SẢN PHẨM 4.1. Các đặc tính, lợi ích, cụ thể của sản phẩm và bao bì
4.1.1. Các lợi ích, chức năng
Bí đỏ
Hình 4.1 Bí đỏ
- Tên dân gian: bí ngô, bí rợ, nam qua
- Họ khoa học: họ bầu bí
- Giới thệu: Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axit hữa cơ tốt cho cơ thể.
- Mô tả: Bí đỏ vừa là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa là một cây thuốc quý. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ, vỏ nâu, vỏ vân, thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng, có loại quả lên đến 100kg. Trong đó có khá nhiều loài lai giống.
- Thành phần:
Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g bí ngô Thành phần Năng lượng Đạm Tinh bột Tro Canxi Sắt Nước Chất xơ download by : skknchat@gmail.com
Phốt pho Carotin Tỉ lệ thải bỏ Vitamin C Vitamin PP Vitamin B1
Những lợi ích khi ăn bí đỏ:
- Tốt cho tim mạch: những chất physterol và những axit béo omega 3, omega 6 là những chất có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp.
- Phát triển não bộ: bí đỏ chứa nhiều chất glutamine, chất cần thiết cho hoạt động não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não.
- Tác dụng giảm cân: bí đỏ là một loại thực phẩm giàu chất xơ, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp. Tác dụng của bí đỏ chính là một thực phẩm lý tưởng cho những người muốn giảm cân hay người thừa cân, béo phì
- Tăng cường hệ miễn dịch: bí đỏ rất giàu hàm lượng vitamin C nên bí đỏ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể của chúng ta sẽ chống lại được các vi khuẩn vi rút có hại cho cơ thể.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: những chất trong hạt và hoa bí ngô giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi và giúp ngăn ngừa chứng phù nề, tăng huyết áp, các biến chứng khác khi mang thai và phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi sinh. Tác dụng của bí đỏ rất tốt cho xương, bổ mắt.
- Ngăn ngừa tiểu đường: bí đỏ giúp hạ đường huyết trong máu nên giúp ngăn ngừa được bệnh tiểu đường. Hơn nữa nó còn giúp kiềm hãm khả năng phát triển bệnh thành mãn tính đối với những người đã bị bệnh tiểu đường.
- Phòng ngừa ung thư: Những thực phẩm có màu vàng như bí đỏ, cà rốt, khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta-carotene nên có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư.
- Tốt cho xương: bí đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất và canxi, natri, kali. Đặc biết với người già, người bị bệnh huyết áp những chất này giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn chứa magie, photpho, sắt, đồng, mangan, crom và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển.
- Chống trầm cảm: bí ngô giàu L-tryptophan, một loại chất giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Chúng ta sẽ thấy chán nản khi mức L-tryptophan trong cơ thể thấp. Nước ép bí ngô giúp làm tăng mức L-tryptophan và làm chúng ta thấy thoải mái và hạnh phúc.
- Ngăn ngừa loét dạ dày, tá tràng: nước ép bí đỏ giúp ruột tiêu hóa thức ăn nhanh và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy mà nước ép bí đỏ có thể chữa lành vết loét dạ dày, tá tràng và các nhiễm trùng khác trong ruột.
- Tốt cho hệ hô hấp: chất chống oxy hóa và những chất có tính chất giảm đau trong nước ép bí đỏ giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn dị ứng và giảm dần mức nghiêm trọng của bệnh.
- Tốt cho mắt: ngoài cà rốt giúp bổ mắt, tác dụng của bí đỏ cũng giúp bồi bổ, tốt cho mắt nhờ vào thành phần beta- carotene và lutein mà bí đỏ giúp mắt sáng và ngừa đục thủy tinh thể.
- Giúp làm đẹp da: bí đỏ chứa hàm lượng vitamin C cao giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ làn da của bạn chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng khô da, mất nước.
Kiwi:
Quả kiwi ban đầu được gọi là quả lý gai, bắt nguồn từ Trung Quốc. Loại quả này giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, tươi ngon tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe cho cả gia đình.
Vào năm 1904, hạt giống của quả này đã được mang tới New Zealand trồng thử và sau đó trở thành “quốc trái” của đất nước này. Quả đồng thời cũng mang tên loài chim kiwi của New Zealand. Ngày nay, New Zealand cũng là đất nước của quả kiwi Zespri.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vào năm 1997 nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng có trong mỗi 100g quả của 27 loại trái cây phổ biến nhất đã chỉ ra rằng kiwi là một trong những loại quả giàu chất dinh dưỡng nhất trên thế giới. Kết quả nghiên cứu được công bố tại cuộc họp hàng năm thứ 38 của American College of Nutrition tại New York ngày 27/9/1997. Với số điểm 16, kiwi là trái cây giàu dinh dưỡng nhất sau là đu đủ, xoài và cam.
Những nghiên cứu khoa học về quả kiwi không chỉ khẳng định mức độ dinh dưỡng của loại trái cây này mà còn khám phá ra rằng việc ăn quả kiwi hàng ngày có thể sẽ giúp sản sinh ra những vi chất bảo vệ chống lại việc phá hủy ADN giúp ngăn chặn các bệnh ung thư. Thực tế, một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy sự bình phục tế bào bạch cầu đã có hiệu quả gấp đôi với những người ăn 3 quả kiwi một ngày liên tục trong 3 tuần.
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra Vitamin C cũng giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và cảm cúm, các tác động của tuổi tác và stress. Một quả kiwi cung cấp một lượng vitamin C gấp đôi một quả cam. Cùng với chuối, quả kiwi là nguồn bổ sung kali cho cơ thể. Kali là khoáng chất quan trọng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng tăng huyết áp.
Hình 4.2 Tháp dinh dưỡng
Hơn thế nữa, kiwi chứa nhiều chất xơ hòa tan rất dễ hấp thụ với hàm lượng lớn hơn rất nhiều chất xơ trong các loại quả khác. Chất xơ đóng một vai trò tích cực trong việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch.
Quả kiwi lại rất giàu vitamin E ít béo, điều hiếm thấy trong số các loại trái cây. Vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có góp phần rất quan trọng trong quá trình này với vai trò là chất xúc tác, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da, tóc mịn màng.
Nhìn ngoài vỏ, quả kiwi không thu hút sự chú ý vì vỏ màu nâu, có lông xù và không có mùi thơm. Tuy nhiên, khi cắt đôi ra, nó là một món quà của thiên nhiên.
ỞViệt Nam thường bán hai loại kiwi xanh và vàng. Kiwi xanh có phần thịt quả màu xanh ngọc sáng lẫn với hạt nhỏ màu đen. Mọi người thường nghĩ kiwi xanh có vị chua nhưng thực tế, khi chín sẽ có vị chua ngọt, đặc trưng là sự kết hợp của trái dâu, dưa và quýt. Trái kiwi vàng có phần thịt màu vàng, hạt nhỏ màu đen với vị ngọt trái cây nhiệt đới giống với vị của trái xoài và đào.
36
Hình 4.3 Kiwi
Các lợi ích của kiwi:
- Giàu Vitamin C và E
- Tính chất chống oxy hóa, cải thiện sức khoẻ tim mạch: Kiwi là nguồn vitamin C dồi dào, các thành phần phenol, và carotenoid giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể. Một số nghiên cứu cho thấy quả Kiwi có đặc tính chống oxy hoá mạnh, có khả năng bảo vệ DNA trong tế bào cơ thể khỏi bị oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do, do đó làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh tật.
Như đã đề cập, quả Kiwi có nhiều polyphenol cùng với vitamin C, vitamin E và kali có hiệu quả trong việc duy trì sức khoẻ tim mạch.
Một nghiên cứu điều tra cho biết trái cây này có khả năng ức chế giúp giảm triglycerides trong máu. Theo nghiên cứu, tiêu thụ một vài trái kiwis hàng ngày giúp ức chế fibrinolytic trên mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch . - Cải thiện giấc ngủ
Nó là một nguồn serotonin giúp làm dịu thần kinh, thư giãn, kích thích cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
- Cải thiện sự hấp thụ sắt
Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác của kiwi là khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể. Với hàm lượng vitamin C cao và các chất phytochemical khác như lutein và zeaxanthin giúp bổ sung sắt cho cơ thể và ngăn ngừa thiếu máu.
- Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Kiwi là một trái cây rất tốt cho sức khỏe của mắt. lutein và zeaxanthin là thành phần quan trọng nằm trong mắt người, cùng với vitamin A bảo vệ mắt khỏi đục
37
thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và các chứng rối loạn khác.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Kiwi là một nguồn chất xơ tự nhiên, có đặc tính nhuận tràng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và duy trì sức khoẻ đường ruột. Nó giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng táo bón bằng cách kích thích hệ thống ruột.
Kiwi có rất nhiều enzyme proteolytic actinidin, giúp cải thiện sự tiêu hóa protein và Polysaccharides giúp ngăn ngừa sự kết dính của vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn probiotic trong đại tràng.
Chất chiết xuất Kiwi thúc đẩy sự phát triển của axit lactic, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli, và giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa.
- Có lợi trong quá trình mang thai
Kiwi là trái cây hoàn hảo cho một phụ nữ mang thai nhờ bổ sung folate tự nhiên. Folate giúp ngăn ngừa sự xuất hiện dị tật thần kinh ở trẻ sơ sinh và tăng cường não bộ cho trẻ. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, E, K cùng với flavonoid cũng góp phần làm tăng ích cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi và người mẹ.
- Chăm sóc da
Quả Kiwi giúp duy trì làn da khỏe mạnh và mịn màng nhờ cung cấp các thành phần trong quá trình tổng hợp collagen. Nó chứa vitamin C, giúp giữ cho da trẻ khỏe và tiến hành chữa lành các vết cắt và vết trầy xước. Vitamin E trong kiwi giúp giảm hình thành nếp, giảm các tác hại của tia cực tím trên da, các chất