Nguyên tắc di sản chungcủa loài người a Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống môn công pháp quốc tế (Trang 81 - 82)

II/ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT BIỂN: 1 Nguyên tắc tự do biển cả:

3. Nguyên tắc di sản chungcủa loài người a Lịch sử hình thành

a. Lịch sử hình thành

Khái niệm di sản chung của loài người được chính thức hình thành qua Nghị quyết 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Khái niệm này đã xác định khối tài sản không thể phân chia, thuộc quyền sở hữu của cộng đồng quốc tế, thay mặt cho tất cả quốc gia. Khái niệm này sau đó đã được thể hiện và cụ thể hóa trong các quy định của Công ước Luật Biển 1982.

“ĐIỀU 136. Di sản chung của loài người

Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người.

ĐIỀU 137. Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó

1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.

2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.

3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.

ĐIỀU 138. Cách xử sự chung của các quốc gia liên quan đến Vùng

Trong cách xử sự chung liên quan đến Vùng, các quốc gia tuân theo phần này, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình và an ninh, đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau ”.

Biển cả có hai chức năng chính đó là chức năng là phương tiện giao thông hàng hải và là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chính vì vậy biển cả được xác định là di sản chung của loài người không phải của bất kì một quốc gia nào, của cá nhân nào.Vì là tài sản chung nên mọi quốc gia đều có quyền nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, phân chia, sử dụng các nguồn tài nguyên trong vùng. Nhưng không một quốc gia nào đươc thực hiện chủ quyền hay thực hiện các quyền thuộc chủ quyền ở đây và phải đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống môn công pháp quốc tế (Trang 81 - 82)