Nguyên tắc côngbằng a Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống môn công pháp quốc tế (Trang 82 - 88)

II/ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT BIỂN: 1 Nguyên tắc tự do biển cả:

4. Nguyên tắc côngbằng a Lịch sử hình thành

a. Lịch sử hình thành

Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong quá trình phận định biển. Trong phán quyết của Toàn án Công lý quốc tế về phân định Thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/02/1969, Tòa đã đưa ra nguyên tắc khi phân định biển: “Công bằng không có nghĩa nhất thiết phải bằng nhau”. Tòa cũng đã nêu ra một số

khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng. Lưu ý rằng phải xem xét để đảm bảo các quốc gia sẽ áp dụng các phương thức công bằng một cách tự do, không có giới hạn, từ đó đưa ra một sự cân bằng hợp lý. Nhiều yếu tố phải được xem xét tới trong quá trình phân định để đưa đến một giải pháp công bằng như: yếu tố địa chất (phụ thuộc về địa chất của các nước ven bờ), yếu tố địa lý (hình dạng bờ biển), sự thống nhất của các mỏ, tỷ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ biển. Trong phân định biển, áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan.

b. Nội dung

Nguyên tắc công bẳng trong luật biển quốc tế năm 1982 thể hiên qua một số điểm sau đây:

Một là, những quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển vẫn có quyền về biển và đại dương. Thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như những quốc gia có biển ở phạm vi mà luật biển cho phép và có nghĩa vụ không làm tổn hại đến quyền sử dụng biển của

những quốc gia khác. Với quy định này đã trao cho những nước có vị trí địa lý kém thuận lợi có quyền khai thác và sử dụng biển, đây là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể ở khía cạnh này là tại điều 17 của công ước có quy định “Với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra tại công ước 1982 còn quy định nhiều vấn đề mang tính công bằng như: “Các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm, khai thác sinh vật biển ...tại vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại thềm lục địa các quốc giakhông ven biển được phép lắp đặt dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, thực hiện nghiên cứu khoa học”. Hay tại vùng đặc quyền kinh tế nếu quốc gia ven biển không khai thác hết tài nguyên sinh vật biển thì quốc gia không có biển có quyền ra đó khai thác tài nguyên .Đây là một quy định chỉ mang tính công bằng về mặt hình thức mà không có ý nghĩa trong thực tiễn; bởi trong thực tế chẳng có quốc gia nào lại tuyên bố mình không khai thác hết tài nguyên sinh vật tại vùng này.

Hai là không đặt biển dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào. Quy định này nhằm bác bỏ mọi yêu sách vềchủ quyền của biển cả cũng như đối với vùng, di sản chungcủa loài người. Với sự ghi nhận này thì tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hànghải, tự do hàng không, tự do lắp đặtdây cáp ngầm... tại biển cả.

Ba là đặt vùng đáy biểndưới chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển để sử dụng vào mục đích hoàntoàn hòa bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động

vào vị trí địa lý của các quốc gia dù có biển hay không có biển. Ở vấn đề này đã thể hiện tính công bằngtrong luật biển là khác rõ nét.

Bốn là phân chiacác vùng biển chồng lấn và xác định các vùng biển. Áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữalại tự nhiên mà đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan. Trên gốc độ “lý thuyết” thì khía cạnh này thể hiện sự công bằng “tương đối”. Tuy nhiên ở gốc độ“thực tiễn” thì khía cạnhnày không được bảo đảmthực hiện đúng luật. Bởi nhiều trường hợp các “quốc gia mạnh” dùng địa vị của mình để “áp đặt” những “nước yếu” và dẫn đến kếtquả của sự phân chia công bằng đó là “công bằng lệchhướng”.Nhìn nhận chung, không ai có thể phủ nhận nguyên tắc côngbằng có ý nghĩa vô cùngquan trọng và không thể thiếu trong luật biển quốc tế. Nguyên tắc này phần nào đã đảm bảo đượctính công bằng tương đối cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển. Song trên thực tế nguyên tắc công bằng không được đảm bảo đúng với “ý nghĩa thực sự tốt đẹp” của nó trong một số trường hợp nhất định và đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số quốc gia.Bởi trong thực tiễn vẫn còn tồn tại cụm từ “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó để nguyên tắc công bằng thực sự phát huy tác dụng cũng như mục đích cao cả của nó thì cần có sự hợp tác trên tinh thần thiện chí của các quốc gia để tiến tới mục tiêu công bằng và phát triển nhân loại.

Nguyên tắc “bảo vệ môi trường, tài nguyên biển”

Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại đạt được những bước tiến lớn trong phát triển khoa học - kỹ thuật. Nhưng cùng với quá trình phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con người. Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời, một khi sự cân bằng sinh thái của biển bị phá vỡ, biển sẽ có những tác động xấu trở lại với cuộc sống con người.

Nhận thức được điều này, vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia quan tâm. Nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời: Công ước London năm 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; Công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu; Công ước Brussel 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982… Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.

Nội dung của nguyên tắc này bao hàm việc các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các sinh vật sống trên biển. Trong trường hợp tiến hành khai thác, việc khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững. Liên quan đến nội dung của nguyên tắc này, UNCLOS 1982 đã xây dựng những quy định cơ bản về việc bảo tồn sinh vật sống trên biển.

Về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, Điều 192 UNCLOS 1982 quy định: “Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của mình”.

Về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, UNCLOS 1982 khẳng định: “Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ quyền lợi của các quốc gia ven biển cũng như cộng đồng quốc tế trong các vùng biển của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền tối cao để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển. “Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, các quốc gia có trách nhiệm thực thi theo đúng pháp luật quốc tế”.

UNCLOS 1982 không chỉ quy định nghĩa vụ của các nước trong việc bảo vệ môi trường biển mà còn dành một phần riêng đề cập tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Tháng 8 năm 1926 ,xảy ra 1 sự cố đâm va giữa tàu LOTUS mang quốc tịch Pháp và tàu BOZ-KOUR của Thổ Nhĩ Kì ngoài khơi Địa Trung Hải (nằm ngoài chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia ) làm tàu Thổ Nhĩ Kì bị đắm và 8 thuyền viên mất tích .Khi tàu LOTUS cập cảng Thổ Nhĩ Kì , các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kì tiến hành bắt giữ một thuyền viên của tàu LOTUS , thuyền viên nay sau đó bị Thổ Nhĩ KÌ truy tố về tội vô ý làm chết người với lý do thuyền viên này đảm nhiệm việc quan sát hoa tiêu trên tàu LOTUS ,do lơ đãng nên đã gây ra vụ đâm va. Pháp dã phản đối và cho rằng hành vi thực hiện quyền tài phán của Thổ Nhĩ Kì là trái pháp luật quốc tế và thẩm quyền tài phán trong trường hợp này phỉa thuộc về Pháp .

Hãy cho biết vấn đề pháp lý quốc tế nào được đặt ra trong vụ tranh chấp nêu trên và quan điểm của mình đẻ giải quyết vấn đề đó .

BÀI LÀM

Trong quan hệ quốc tế luôn xảy ra những xung đột , tranh chấp giữa các chủ thể của Luật quốc tế ở các cấp độ khác nhau, đòi hỏi họ phải cùng nhau đàm phán để đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất , tránh những hậu quả dáng tiếc có thể xảy ra. Thông qua việc giải quyết bài tập tình huống TH-4 , bài tập cá nhân tuần 2 , bộ môn Công pháp quốc tế ta sẽ thấy rõ điều đó.

Qua các tình tiết mà bài tập đưa ra, có thể thấy, để giải quyết các tranh chấp phát sinh các bên phải tuân thủ theo các quy định của Luật Quốc tế bởi tình huống đó có chứa đựng nhiều vấn đề pháp lý mang tính chất quốc tế, có liên quan tới sự phát triển của Luật Quốc tế nói chung và Luật biển quốc tế nói riêng. Về cụ thể, các vấn đề pháp lý quốc tế được đặt ra trong trường hợp này như sau:

Thứ nhất .Tính chất của vụ tranh chấp .Tình huống tranh chấp trên xảy ra vụ đâm va giữa tàu LOTUS mang quốc tịch Pháp và tàu BOZ-KOUR mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kì làm tàu Thổ Nhĩ Kì bị đắm và 8 thuyền viên mất tích .Về thực chất , quan hệ phát sinh trong trường hợp này đã phát sinh quan hệ tranh chấp về thẩm quyền tài phán của các quốc gia có liên quan , nó thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế, tranh chấp trong trường hợp này mang tính chất quốc tế

Thứ hai.Căn cứ pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp .Theo dự kiện tình huống thì vụ tranh chấp xảy ra vào năm 1926 ,tức là thời diểm này xảy ra trước khi có Công ước 1952 về Biển cả và Công ước Luật Biển 1982, như vậy căn cứ pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp này là các Tập quán quốc tế về lĩnh vực biển liên quan tới vụ tranh chấp này được các bên tuân theo .Theo quan điểm pháp lý quốc tế truyền thống thì tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận, tự nguyện thục hiện . Tập quán quốc tế gồm hai loại là tập quán khu vực có hiệu lực tại khu vực nhất định và tập quán quốc tế có hiệu lực chung đươc hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận tự nguyện tuân thủ . Do đó

,để giải quyết tranh chấp nêu trên , Pháp và Thổ Nhĩ Kì cần tuân theo các tập quán quốc tế có liên quan để bảo đảm được sự bình đẳng ,công bằng trong việc giải quyết tranh chấp .

Thứ ba . Thẩm quyền tài phán của Pháp và Thổ Nhĩ Kì .Đó là thẩm quyền điều tra ,truy tố , xét xử, thi hành án hình sự cũng như quyết định bồi thường thiệt hại của các quốc gia có liên quan đối với người gây ra vụ va đâm đó . Vì vụ đâm va này xảy ra trong vùng biển quốc tế , không thuộc chủ quyền quốc tế nên thẩm quyền tài phán trong trường hợp này sẽ được xác định trên cơ sở các quy tắc xử sự đã hình thành trong tập quán quốc tế có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp này .Nên các bên cần tìm hiểu các tập quán quốc tế về biển ở trong khu vực và trên thế giới để xác định đúng thẩm quyền tài phán và tự nguyện tuân thủ nó .

Sau khi tìm hiểu các tình tiết của vụ tranh chấp , em xin trình bày quan điểm của mình về giải quyết vụ tranh chấp như sau :

Trước tiên , cần phải khẳng định lại rằng tàu LOTUS và tàu BOZ-KOURT gặp tai nạn trên vùng biển quốc tế, tức là thuộc vùng biển không thuộc chủ quyền của quốc gia nào . Như vậy , theo thông lệ quốc tế thì mọi tàu thuyền mang cờ của các quốc gia khác nhau đều có quyền tự do , bình đẳng như nhau về mọi phương diện mà không có sự phân biệt nào .Điều đó xuất phát từ chính quan điểm truyền thống của Luật quốc tế cho rằng biển cả là tài sản chung của loài người, do đó không một quốc gia nào có quyền áp đặt chủ quyền của mình lên đó . Do đó khi xảy ra vụ đâm va trong trường hợp trên thì giải quyết tren cơ sở công bằng ,bình đẳng, người gây thiệt hại thì phải bồi thường .

Thông thường ,một tàu biển muốn hoạt động trên biển và di chuyển qua lại giữa các vùng biển khác nhau thì nó phải được mang quốc tịch của một quốc gia nhất định và treo cờ của quóc gia đó trong suốt hành trình của mình . Tàu LOTUS mang quốc tịch Pháp và tàu BOZ-KOURT mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kì, điều đó đã cho thấy sự ràng buộc pháp lý nhất định giữa nhà nước Pháp và nhà nước Thổ Nhĩ Kì với các tàu trên về các vấn đề có liên quan tới vấn đề đăng kí và hoạt động của nó.

Đồng thời đi kèm với nó là chế độ bảo hộ và thẩm quyền tài phán của Pháp và Thổ Nhĩ Kì đối với các tàu mang quốc tịch của họ.

Trên cơ sở đó, khi tàu LOTUS gây ra vụ đâm va và xảy ra thiệt hại trên thực tế thì xuất phát từ chế độ bảo hộ và trách nhiệm của Pháp đối với tàu LOTUS, thì thẩm quyền tài phán trong trường hợp này phải do Pháp thực hiện chứ không phải thuộc về Thổ Nhĩ Kì .

Cơ sở của nó là các tập quán pháp luật quốc tế về biển . Mặc dù trong thời gian đầu khi mới xảy ra vụ tai nạn đâm va , cả Pháp và Thổ Nhĩ Kì đều phải có trách nhiệm tiến hành cứu hộ các tàu gặp nạn ,điều tra mọi tình tiết cả vụ việc trong khả năng của mỗi nước ,nhưng sau đó chỉ Pháp mới có thẩm quyền tài phán về hình sự cũng như quyết định buộc bồi thường thiệt hại đối với người có trách nhiệm trực tiếp trong việc

để xảy ra vụ đâm va này, phía Thổ Nhĩ Kì cần giao toàn bộ hồ sơ của vụ tranh chấp để Pháp tiến hành thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật .

Như vậy ,có thể thấy việc xác định cơ sở pháp pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp này là vô cùng khó khăn bởi chưa có công ước quốc tế nào diều chỉnh trực tiếp với tư cách là điều ước quốc tế mà phải căn cứ vào tập quán quốc tế về biển để giải quyết . Qua tìm hiểu em được biết vụ tranh chấp trên là một sự kiện có thực và đã thu hút được sự quan tâm của dư luận quốc tế ,nó đã trở thành cơ sở thực tiễn cho việc pháp điển hóa luật biển quốc tế .

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống môn công pháp quốc tế (Trang 82 - 88)