Mực bảo mật chống lại sự sửa đổi

Một phần của tài liệu Giáo trình các công nghệ in đặc biệt - Chế Quốc Long (Trang 44 - 46)

Chương 5 : MỰC IN BẢO MẬT

5.3. Mực bảo mật chống lại sự sửa đổi

Mực có thể xóa: là loại mực dùng để ngăn cản việc sửa đổi tài liệu bằng các cố gắng cơ học, như là cạo bằng dao lam. Mực này dễ tróc ra nhưng để lại chứng cứ có thể thấy được của việc làm giả và sửa đổi tài liệu.

Hình 5.5: Khi bị tác động mực bị xóa trắng

Mực Erasol: Là loại mực có thể tẩy xóa và được thiết kế một cách đặc biệt để ngăn chặn việc xóa dữ liệu của tài liệu. Khi lớp in bên dưới các dữ liệu khác nhau bị tróc ra do mực dễ tấy xóa sẽ cung cấp các bằng chứng về việc làm giả. Một lớp mực dày sẽ cho kết quả tốt hơn, điều này cũng dựa trên định lượng của giấy, các thử nghiệm đã đưa ra lời khuyên về việc sử dụng loại mực này. Có thể in bằng các phương pháp in offset.

Mực không bền: Mực không bền sẽ phản ứng với nước hoặc dung môi và để lại các vết bẩn không mong muốn trên bề mặt tài liệu nếu nó bị sửa đổi.

Mực không bền với dung môi hóa học sẽ thay đổi từ không màu sang có màu khi bị hiện với dung môi như: nước, cồn, acetone, hoặc thuốc tẩy, và sẽ để lại chứng cứ của việc làm giả. Khi được sử dụng để in hoa văn hay nền, thì các nỗ lực để làm giả sẽ làm xuất hiện sự thay đổi của hoa văn hoặc nền. Khi hiện trong dung môi, loại mực này sẽ thấm qua giấy và để lại vết dơ bên mặt bên kia. Có thể dùng các phương pháp in offset để in loại mực này. Màu bao gồm màu vàng đỏ, vàng xanh, đỏ, cyan, tím, đen, trắng trong, Blue phản chiếu và rhodamine. Các loại mực này cũng ít đậm hơn so với mực truyền thống. Đặc tính không bền bị ảnh hưởng bởi độ dày mực và loại giấy, các thí nghiệm đã cho kết quả như vậy.

Hình 5.6: Biến đổi màu khi có tác động của hóa chất

Mực không bền với nước sẽ chảy và làm dơ khi nó tiếp xúc với nước hoặc hợp chất gốc nước, cung cấp sự bảo vệ chống lại việc sử đổi với các dung môi và chất lòng gốc nước.

********************

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích vai trò của mực in trong công nghệ in bảo mật? 2. Giải thích tính chất của các loại mực dùng cho in bảo mật?

3. Hãy nêu các ví dụ về đặc điểm của các loại mực dùng trong bảo mật dựa theo các sản phẩm thông dụng mà bạn có thể đã sử dụng.

4. Với các sản phẩm như giấu CMND hay bằng cấp, theo bạn nên dùng loại mực nào để chống giả cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo trình các công nghệ in đặc biệt - Chế Quốc Long (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)