Các nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VI MÔ VÀ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) về các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014. Nghiên cứu sử dụng Ba mô hình ƣớc lƣợng dữ liệu bảng là hiệu ứng cố định FE, phƣơng pháp Mômen tổng quát GMM dạng sai phân và GMM dạng hệ thống đƣợc sử dụng để kiểm định ảnh hƣởng của các yếu tố đến nợ xấu NHTMVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả yếu tố đặc thù và vĩ mô đều có tác động quan trọng đến nợ xấu của hệ thống NHTMVN. Trong đó, khả năng sinh lời và tăng trƣởng kinh tế là những yếu tố chính có tác động ngƣợc chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTMVN. Ngoài ra, nợ xấu trong

quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều đến nợ xấu. Đặc biệt, phƣơng pháp GMM hệ thống cung cấp bằng chứng vốn chủ sở hữu và lạm phát tác động có ý nghĩa đến tỉ lệ nợ xấu của các NHTMVN.

Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) nghiên cứu về yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Bằng các phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM để kiểm định sự ảnh hƣởng của những yếu tố vĩ mô và nhân tố nội tại của ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM cổ phần, kết quả cho thấy, nợ xấu chịu ảnh hƣởng bởi cả các yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại thuộc về ngân hàng. Trong đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tốc độ tăng trƣởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Trong khi đó, tăng trƣởng kinh tế và khả năng sinh lời có tƣơng quan âm với nợ xấu. Bên cạnh đó, bài viết cũng giải thích mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với nợ xấu trái với kỳ vọng của nghiên cứu.

Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016 để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy GMM sai phân với ƣu điểm có thể khắc phục hiện tƣợng nội sinh, phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan, bài nghiên cứu phát hiện thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trƣớc càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VI MÔ VÀ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w