Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đƣợc nên trên và các lý thuyết về yếu tố vi mô và vĩ mô, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây. Trong mô hình, tác giả sử dụng 9 biến độc lập bao gồm 6 biến vi mô và 3 biến vĩ mô và 1 biến phụ thuộc. Các biến trên đƣợc lấy dựa vào nghiên cứu của Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018), Ekanayake & A.A.Azeez (2015), Dimitrios, Helen, & Mike (2016), Louzis, Vouldis, & Metaxas (2011) và Makri, Tsagkanos, & Bellas (2012).
Dựa trên nghiên cứu của Ekanayake & A.A.Azeez (2015), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
NPLi,t = α + β1ROAit + β2LAit + β3OPE + β4SIZE + β5∆GDPt + β6INFt + β7UNEt + β8ROEt + β9LLPt + t
Bảng mô tả các biến trong mô hình đƣợc thể hiện dƣới đây:
Bảng 3.1. Mô tả tên biến trong mô hình
Biến Mô tả Đo lƣờng Dấu kỳ
vọng
Công trình nghiên cứu tham khảo Biến phụ thuộc NPLit Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong thời gian t Nợ xấu (gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) / Dƣ nợ cho vay
Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018); Ekanayake &
A.A.Azeez (2015); Saba, Kouser, & Azeem (2012)
Biến vi mô
ROAit Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng i trong thời gian t
Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
- Dimitrios, Helen, & Mike (2016); Ekanayake &
A.A.Azeez (2015); Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018)
LLPit Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay khách hàng của ngân hàng i trong thời gian t Tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng / Tổng dƣ nợ cho vay
+ Ekanayake & A.A.Azeez (2015);
- Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018)
LAit Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng i trong thời gian t
Các khoản cho vay khách hàng / tổng tài sản
+ Dimitrios, Helen, & Mike (2016); Ekanayake & A.A.Azeez (2015) OPEit Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng i trong thời
Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập
- Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018);
+ Ekanayake & A.A.Azeez (2015)
SIZEit Logarithm tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng i trong thời gian t
Log (Tổng tài sản) - Ekanayake & A.A.Azeez (2015)
Biến vĩ mô
∆GDPt Tốc độ tăng trƣởng GDP của quốc gia trong thời
gian t
𝑁𝑁𝑁 𝑁 𝑁𝑁𝑁𝑁−1 𝑁𝑁𝑁𝑁−1
- Dimitrios, Helen, & Mike (2016); Ekanayake & A.A.Azeez (2015); Louzis, Vouldis, & Metaxas (2011); Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018) INFt Tỷ lệ lạm phát của quốc gia trong thời gian t 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁 𝑁 𝑁𝑁𝑁 iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii 𝑁𝑁𝑁 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁 𝑁𝑁𝑁
+ Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018)
UNEt Tỷ lệ thất nghiệp của
quốc gia trong thời
gian t
+ Dimitrios, Helen, & Mike (2016); Louzis, Vouldis, & Metaxas (2011)
• Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Biến tỷ lệ nợ xấu đƣợc xem là biến đặc thù của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy dƣ nợ nhóm 3, 4, 5 chia cho tổng dƣa nợ cho vay của từng ngân
hàng. Các khoản dƣ nợ cho vay thuộc nhóm 3, 4, 5 đƣợc lấy từ báo cáo tài chính hằng năm, còn tổng dƣa nợ cho vay đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Công thức tính đƣợc minh họa ở bảng 3.1
• Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
Biến đặc thù thứ hai là biến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Đây là biến phản ánh hiệu quả sinh lời của ngân hàng và đƣợc tính bằng công thức dựa trên bảng
3.1. Trong đó, lợi nhuận sau thuế đƣợc lấy từ báo cáo hoạt động kinh doanh hằng năm của ngân hàng, còn tổng tài sản thì đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
• Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàg trên tổng tài sản (LA)
Biến đặc thù thứ tƣ đƣợc nghiên cứu đề cập là tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LA). Công thức đo lƣờng đƣợc đề cập ở bảng 3.1, trong đó dƣ nợ cho vay khách hàng và tổng tài sản đƣợc tác giả lấy trên bảng cân đối kế toán hằng năm của NHTM. Khóa luận cho rằng tỷ lệ cho vay khách hàng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của NHTM càng tăng trong giai đoạn 2010 – 2018.
• Tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng (LLP)
Biến đặc thù thứ năm là biến tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng trên tổng dƣ nợ cho vay. Công thức tính đƣợc minh họa ở bảng 3.1. Đây là biến đại diện cho khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong đó, dƣ nợ cho vay và khoản trích lập dự phòng đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay khách hàng đƣợc kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với nợ xấu. Việc trích lập dự phòng đƣợc xem là khoản mục ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí dự phòng rủi ro các khoản cho vay, nghĩa là tăng khoản trích lập dự phòng cho vay khách hàng sẽ ảnh hƣởng đến khoản chi phí hoạt động của ngân hàng. Fonseca & Gonzalez (2008) cho rằng các NHTM thƣờng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng nhƣ một công cụ để che giấu thu nhập vì hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Wahlen (1994) cho rằng các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh các khoản dự phòng này tăng lên vào thời điểm kinh doanh thuận lợi để giảm lợi nhuận báo cáo và chuyển lợi nhuận sang các năm có tình hình kinh doanh khó khăn.
Biến yếu tố vi mô đặc thù thứ 6 là biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (OPE). Đây đƣợc xem là biến nhằm đo lƣờng mức độ quản chi lý chi tiêu của NHTM là bao nhiêu, đồng thời cũng là biến đo lƣờng mức hiệu quả trong việc quản lý chi phí của NHTM. Công thức đo lƣờng biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập đƣợc minh họa ở bảng 3.1.
Karim, Chan, & Hassan (2010) cho rằng chi phí hoạt động của NHTM thƣờng bao gồm các loại chi phí khác nhƣ (i) Chi phí giám sát bổ sung đối với những khách hàng vay nợ quá hạn; (ii) Chi phí phân tích và giám sát các khoản vay của khách hàng; (iii) Chi phí thu giữ, duy trì và xử lý tài sản thế chấp.
• Quy mô ngân hàng (SIZE)
Các nghiên cứu về tác động của yếu tố quy mô tài sản đƣợc tổng hợp ở bảng 2.3. Phần lớn các công trình nghiên cứu trƣớc đây đều tìm thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa quy mô tài sản và nợ xấu, trong khi một số nghiên cứu lại không tìm thấy bất kỳ ảnh hƣởng nào giữa quy mô tài sản và nợ xấu. Bên cạnh đó vẫn có các công trình nghiên cứu tìm thấy mối tƣơng quan cùng chiều giữa nợ xấu và quy mô tài sản (Louzis và ctg, 2011; Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều, 2015) Bên cạnh các yếu tố tố vi mô trong ngân hàng, nợ xấu còn chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô. Mặc dù có thể không tƣơng thích giữa biến vi mô và vĩ mô trong mô hình, nhƣng nếu thiếu biến vĩ mô thì dẫn đến việc thiếu xem xét nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu của một quốc gia. Cụ thể là nghiên cứu của Athanasoglou, Brissimis, & Delis (2008) nghiên cứu về yếu tố tác động vĩ mô đến ngân hàng Hy Lạp, Alper & Anbar (2011) nghiên cứu về ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, Sufian (2009) nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô tác động đến NHTM tại Mã Lai. Ekanayake & A.A.Azeez (2015) cho rằng nợ xấu chịu tác động bởi 4 yếu tố vĩ mô chính, đó là tốc độ tăng trƣởng GPD, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay. Do thời gian có hạn nên khóa luận chỉ tập trung vào ba biến yếu tố tác động vĩ mô chính, đó là tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp
Tác giả sử dụng tốc độ tăng trƣởng kinh tế quốc nội để phản ánh tốc độ tăng trƣởng hằng năm của nền kinh tế. Công thức tính đƣợc đề cập ở bảng 3.1. Khi nền kinh tế tăng trƣởng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và giúp các nhà đầu tƣ mở rộng phạm vi đầu tƣ kinh doanh, do đó, nhu cầu cấp tín dụng ngày càng gia tăng. Khi doanh số bán hàng tăng, lợi tức của doanh nghiệp cộng với thu nhập cá nhân tăng giúp doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay. Nếu nền kinh tế tăng trƣởng trì trệ, suy thoái sẽ làm cho sức mua của ngƣời tiêu dùng giảm, do đó làm doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ làm tăng khả năng trả nợ vay của khách hàng và giảm tỷ lệ nợ xấu.
• Tỷ lệ lạm phát (INF)
Biến yếu tố tác động vĩ mô thứ 2 là yếu tố lạm phát. Lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số CPI. Công thức đo lƣờng tỷ lệ lạm phát đƣợc tác giả đề cập ở bảng 3.1.
Tác giả kỳ vọng lạm phát có tác động cùng chiều với nợ xấu. Khi tỷ lệ lạm phát càng cao thì sẽ làm cho lãi suất tăng lên, do đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của các thành phần trong nền kinh tế đến các NHTM. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của NHTM gia tăng nhanh chóng.
• Tỷ lệ thất nghiệp (UNE)
Bến yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu cuối cùng đƣợc tác giả đề cập là biến tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp đƣợc tác lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và IMF.
Tỷ lệ thất nghiệp đƣợc tác giả kỳ vọng có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Massai & Jouini (2013) cho rằng khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì nợ xấu của NHTM tăng lên, điều đó có nghĩa là khi khách hàng thất nghiệp phải chịu gánh nặng trong việc quản lý chi tiêu tài chính sinh hoạt hằng ngày nhƣ tiền điện, tiền nƣớc,… Điều đó khiến khách hàng không có đủ thu nhập trong việc chi trả gốc và lãi vay. Do đó sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng gây ra nhiều gánh nặng cho nền kinh tế.