Mô hình hiện tạ

Một phần của tài liệu Đề tài " quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán " pptx (Trang 44 - 49)

III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam

1.2.Mô hình hiện tạ

Để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụđiều phối hoạt động của các Bộ, ngành chức năng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển, ngày 19/2/2004, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Theo đó, Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính thực hiện chức năng QLNN đối với TTCK Việt Nam. UBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng QLNN về CK&TTCK; trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động CK&TTCK, quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực CK&TTCK theo quy định của pháp luật.

Nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của UBCKNN, ngày 10/5/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 63/2007/QĐ-TTg quy định chặt chẽ vấn đề này.Theo đó, UBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính và có tư cách pháp nhân. UBCKNN có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo đúng thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về CK&TTCK. UBCKNN được quyền cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động CK&TTCK, chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động CK&TTCK.

UBCKNN được quyền thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CK&TTCK và thực hiện chếđộ báo cáo về CK&TTCK theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cơ cấu tổ chức của lãnh đạo UBCKNN gồm: Chủ tịch và các Phó chủ tịch và dưới đó là các đơn vị chức năng( đổi tên các Vụ thành các Ban) và các tổ chức trực thuộc.

Sơđồ 3: Mô hình hiện nay về tổ chức bộ máy QLNN và tổ chức TTCK Việt Nam.

Nguồn: UBCKNN

Sơđồ 4: Sơđồ tổ chức của UBCKNN ở Việt Nam:

Bộ Tài chính UBCKNN Chủ tịch Phó chủ tịch Phó chủ tịch Ban phát triển TTCK Ban quản lý PHCK Ban quản lý KDCK 45 45

Ban kế hoạch tài chính Ban pháp chế Ban hợp tác quốc tế Ban tổ chức cán bộ Thanh tra Tạp chí CKVN Văn phòng UBCKNN SGDCK Tp.HCM TTGDCK HN TTLKCK TT NCứu&ĐTạo CK TT Tin học & thốngkê

Nguồn: UBCKNN

Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn này, việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển của TTCK Việt Nam.

Sựđiều chỉnh mô hình tổ chức UBCKNN từ mô hình độc lập sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉđạo trực tiếp của Chính phủ sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉđạo trực tiếp của Bộ Tài chính đã khắc phục được những tồn tại của mô hình cũ, giải quyết được tình trạng tồn tại nhiều đầu mối QLNN đối với TTCK. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách QLNN đối với TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhậy và hiệu quả hơn. Trước hết, đó là khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK, điểm mấu chốt để phát triển thị trường, đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính ( như phát hành trái phiếu, thuế, phí…) sẽ tạo thêm sự gắn kết đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài chính khác. Các chính sách và biện pháp cụ thểđể quản lý và phát triển TTCK do UBCKNN soạn thảo và các chính sách tài chính khác có liên quan do các bộ phận khác thuộc Bộ Tài chính soạn thảo sẽđược ban hành một cách đồng bộ, thống nhất. Từđó sẽ hạn chếđược tình trạng không ăn khớp giữa các chính sách, gây khó khăn trở ngại trong quá trình quản lý và phát triển TTCK. Đây chính là một trong những thế mạnh của mô hình này.

TTGDCK HN và TTLKCK được khai trương cũng làm thay đổi mô hình tổ chức TTCK Việt Nam. Trong mô hình mới này, TTGDCK vẫn là các đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, có chức năng là tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch của Trung tâm và thực hiện một số dịch vụ công theo luật định. Nhiệm vụ chủ yếu của TTGDCK Tp.HCM là tổ chức, quản lý, giám sát và giám sát các hoạt động giao dịch, công bố thông tin đối với các chứng khoán niêm yết tại trung tâm này.TTGDCK HN có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động giao dịch, công bố thông tin đối với các chứng khoán ĐKGD tại trung tâm. Ngoài ra TTGDCK HN còn có nhiệm vụ tổ chức đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, đấu thầu TPCP và các loại tài sản tài chính khác.

TTLKCK được thành lập theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó TTLKCK làđơn vị sự nghiệp trực thuộc UBCKNN, có chức năng tổ chức, quản lý,điều hành các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho giao dịch chứng khoán. TTLKCK được thành lập là một bước đi cần thiết và tất yếu khi quy mô của TTCK đãđược mở rộng cùng với việc TTGDCK HN chính thức đi vào hoạt động thì việc thành lập TTLKCK vừa đảm bảo sự lưu kí tập trung và tính chuyên nghiệp của hoạt động này, vừa tuân thủ thông lệ quốc tế.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức của UBCKNN chính là việc chuyển TTGDCK Tp.HCM thành SGDCK Tp.HCM theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó SGDCK Tp.HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Làđơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, thực hiện chếđộ tài chính, báo cáo, thống kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật. Theo như phát biều của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong buổi khai trương SGDCK Tp.HCM ngày 8/8/2007 thì: “Việc chuyển từ TTGDCK lên SGDCK là một minh chứng của sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường. Đây là nơi góp phần thúc đẩy TTCK thành

kênh huy động vốn mới để có số lượng vốn lớn hơn, tốc độ huy động vốn cao và nhanh hơn, tạo nguồn vốn dài hạn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đây là nơi thực thi pháp luật, chỗ dựa của nhàđầu tư vì là nơi cung cấp nguồn thông tin chính xác”.

Tuy vậy cũng phải thấy điểm hạn chế của mô hình trên là việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính đã làm giảm tính độc lập và làm hạn chế quyền của hành của UBCKNN trong thực hiện chức năng quản lý, làm giảm tính chủđộng của UBCKNN và gia tăng tính phức tạp về thủ tục hành chính trong quá trình ban hành các chính sách, chếđộ quản lý và phát triển TTCK. UBCKNN không còn thẩm quyền kí ban hành các văn bản pháp quy về CK&TTCK trong khi UBCKNN vẫn phải chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản này để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến trở ngại như làm chậm quá trình ban hành các văn bản pháp quy vì phải qua nhiều cơ quan cấp thẩm quyền cao hơn, làm giảm tính hiệu lực và hiệu quả của việc ban hành các văn bản này, đồng thời làm giảm tính chủđộng, linh hoạt và nhanh nhâỵ của UBCKNN trong việc đưa ra các quyết định quản lý TTCK. UBCKNN không còn là cơ quan cấp Bộ nên địa vị của UBCKNN trong hệ thống quản lý bị giảm đi do vậy tính chủđộng và hiệu quả trong phối hợp giữa UBCKNN và các Bộ ngành liên quan cũng hạn chế. Đối với việc quy định và phân định chức năng nhiệm vụ của UBCKNN và các SGDCK, TTGDCK là chưa hợp lý. UBCKNN can thiệp khá sâu vào các hoạt động tổ chức vàđiều hành thị trường của SGDCK, TTGDCK. Hầu hết các quyết định điều hành của SGDCK, TTGDCK đều phải trải qua các thủ tục báo cáo đề nghịđểđược sự chấp thuận của UBCKNN và Bộ Tài chính, do đó cũng làm phức tạp hoá công việc quản lý của UBCKNN và Bộ Tài chính, đồng thời làm chậm việc ban hành triển khai các quyết định quản lý vàđiều hành thị trường.

Như vậy, với sự chuyển đổi này, Chính phủ muốn đẩy mạnh vai trò tạo dựng TTCK khi thị trường còn trong giai đoạn đầu hình thành. Đây cũng là một trong

những nét đặc trưng của Việt Nam khi Nhà nước vừa quản lý, vừa phải tiếp tục tạo dựng thị trường. Môt số bất cập như trên cũng là khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Đề tài " quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán " pptx (Trang 44 - 49)