Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài " Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà " ppsx (Trang 35 - 39)

Với tổng số gần 1000 lao động cả trực tiếp và gián tiếp, vấn đề lao động thực sự là một vấn đề quan trọng đối với Công ty. Chính vì vậy hàng năm Công ty đều tổ chức rà soát phân loại toàn bộ đội ngũ CBCNV của mình để sắp xếp phân loại và bố trí công việc phù hợp với từng người, đồng thời có các chính sách khuyến khích nhằm thu hút, tuyển mộ những lao động thực sự có trình độ năng lực về phục vụ cho Công ty.

4.1 Phân loại lao động

(Bảng số 1)

Năm 2004 2005 2006

Tổng số lao động

(người) 878 894 892

Thu nhập bình quân của người lao

động/tháng (đồng) 1.350.000 1.450.000 1.500.000 Quỹ phúc lợi và

sử dụng quỹ

Thu 573 558 766 Chi 870 770 700

(Nguồn từ báo cáo tình hình nhân sự của Công ty)

* Phân loại theo trình độ.

Hiện nay lao động của Công ty có:

0.5% trên đại học. 84.5% cao đẳng, trung học

* Phân loại theo chức năng.

Phân chia theo đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị.

5% lao động quản lý. 71% lao động trực tiếp

20% lao động gián tiếp. 4% lao động khác.

4.2 Chế độ tiền lương

Công ty áp dụng các hình thức trả lương phù hợp với từng loại hình lao động cụ thể: Với lao động làm việc theo chế độ hành chính Nhà nước, áp dụng hình thức chi trả lương theo tháng, người lao động được nhận lương vào đầu tháng. Còn với lao động làm việc bán thời gian, làm việc theo sản phẩm Công ty trả lương theo hình thức tương ứng. Tiền lương được trả tương xứng với công việc mà người lao động đảm nhiệm.

Qua bảng lương ở trên ta thấy tiền lương của người lao động làm việc trong Công ty ngày một được nâng cao. Năm 2004 là 1.350.000 đồng, năm 2005 là 1.450.000 đồng, năm 2006 là 1.500.000 đồng. Với mức lương trung bình cao như vậy Công ty đã đáp ứng được khá đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người lao động. Ngoài tiền lương chính thức Công ty áp dụng rất nhiều hình thức khuyến khích vật chất khác như: thưởng, phụ cấp…nhằm nâng cao mức sống của người lao động để họ yên tâm sản xuất

4.3. Chế độ BHXH,BHYT,KPCĐ

* Chế độ BHXH.

Là quy định bắt buộc của nhà nước mà doanh nghiệp phải áp dụng cho người lao động. Mục đích của BHXH là bù đắp hoăc thay thế một phần thu nhập của người lao động khi họ bị hạn chế hoặc bị mất khả năng lao động. Do mục đích cao cả như vậy nên Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng phối hợp thực

hiện. Hiện nay tuy đã có luật BHXH mới nhưng chưa có hiệu lực nên Công ty vẫn áp dụng hình thức BHXH theo chế độ cũ. Theo đó người lao động đóng góp 5%, Công ty động đóng góp 15%.

* Chế độ BHYT.

Người lao động khi bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…thì những khoản chi trả cho việc điều trị thuốc men và các chi phí khác liên quan sẽ được trích ra từ quỹ BHYT. Quỹ này người lao động đóng góp 1%, Công ty đóng góp 2%.

* Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Là khoản sinh hoạt phí của Công đoàn, khoản này Công ty đóng góp 2% trên tổng số lương chi trả cho người lao động. Đây là nguồn thu chủ yếu của công đoàn, ngoài ra cong đoàn còn có các khoản thu khác do sự đóng góp của các thanh viên trong công đoàn và do sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên. Những khoản thu này công đoàn dùng để tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ,..

4.4. Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi.

Do đặc thù của Công ty là vừa sản xuất vừa tiêu thụ hơn nữa các máy móc trong phân xưởng thường hoạt động 24/24, nên Ban lãnh đạo Công ty bố trí thời giờ làm viêc, nghỉ ngơi hợp lý với tường loại hình lao động cụ thể.

Điều 13 của thỏa ước lao động tập thể ghi rõ: Thời giam làm việc bình thường theo quy định, không quá 8h/ngày, 48h/tuần. Người lao động được nghỉ giải lao và ăn ca theo quy định của Công ty. Quy định về ca làm việc như sau:

- Ca hành chính: Từ 8h đến 16h30 (nghỉ giữa ca 30 phút).

- Ca 2: Từ 14h30 tới 22h30.

- Ca 3: Từ 22h30 tới 6h30 hôm sau.

Thời gian nghỉ hàng tuần của Công ty ít nhất 1 ngày/tuần. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế Công ty có thể bố trí nghỉ vào thứ 7 hoặc chủ nhật tùy theo từng bộ phận sản xuất và công tác.

Chế độ làmthêm giờ, thêm ngày: trong tháng có đủ việc làm thì ngày, giờ Công ty thỏa thuận với người lao động làm ngoài chế độ được tính là thời gian làm thêm. trong tháng có đủ việc làm nhưng do không đảm bảo định mức lao động ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh và làm công tác thì đơn vị phải tự bố trí làm ngoài giờ tính là thời gian làm thêm. Tiền lương, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng giữa ca đêm, nóng, độc hại tại chỗ theo quy định hiện hành của nhà nước.

4.5 Hình thức kỷ luật lao động

Hiện nay Công ty áp dụng các hình thức kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động năm 2004.

Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: Hình thức này được áp dụng với người lao động phạm lỗi lần đầu ở mức độ nhẹ.

Kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển đi làm công việc khác có mức lương thấp hơn: Hình thức này áp dụng với lao động phạm vào các lỗi quy định trong Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể hoặc những lao động đã bị khiển trách rồi mà tái phạm trong vòng 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách. Việc kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển đi làm công việc khác chỉ áp dụng trong thời hạn 6 tháng.

Sa thải: Đây là hình thức mà Công ty chỉ áp dụng đối với các trường hợp người lao động vi phạm các quy định được ghi trong Điều 85 của Bộ luật lao động. Hình thức này cũng rất ít áp dụng trong thực tế đối với Công ty.

Trong qúa trình người lao động vi phạm kỷ luật lao động, nếu họ gây thiệt

Một phần của tài liệu Đề tài " Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà " ppsx (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w