An ninh trật tự 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới của xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 101)

chức, cá nhân hoạt động chống phá đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật và khiếu kiện đông người kéo dài gây bức xúc trong dư luận nhân dân, không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; trong năm đã tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội và tập trung đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá tổng quát kết quả đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2018

Nội dung 2: Nghiên cứu cụ thể kết quả xây dựng NTM tại xã Phổng Lái, phân tích nguyên nhân dẫn tới thành công trong công tác xây dựng NTM, làm bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác

Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt hiệu quả.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Nội dung 1: Đánh giá tổng quát kết quả đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2017. Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp của các cơ quan liên quan tại Huyện

- Nội dung 2: Nghiên cứu cụ thể kết quả xây dựng NTM tại xã Phỏng Lái + So sánh kết quả 19 tiêu chí NTM của xã Phổng Lái với bình quan toàn huyện. Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp của các cơ quan liên quan tại Huyện

+ Đánh giá của người dân về kết quả xây dựng NTM tại xã Phổng Lái. Tiến hành trực tiếp điều tra tại 3 bản: Mô Cổng, Mường Chiên và Đông Quan là 3 bản đại diện cho 3 vùng khác nhau về mức độ phát triển cũng như kết quả đạt được sau 3 năm triển khai xây dựng NTM của xã, mỗi bản chọn ngẫu nhiên 40 người (số lượng mẫu được tính theo công thức n = 5 x X người, trong đó X là số câu hỏi điều tra).

- Nội dung 3: Đúc kết các giải pháp được rút ra từ sự thành công của xã Phổng Lái

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra qua đó đánh giá được xây dựng NTM tại huyện Thuận Châu và các xã nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh: đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới của các xã nghiên cứu, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX... vào chương trình xây dựng NTM.

- Phương pháp chuyên gia: phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng NTM của huyện, xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích SWOT: sử dụng phương pháp SWOT để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng nông thôn mới tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo: tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 3 bản; xử lý và phân tích thông tin, số liệu, bằng phần mềm Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế

- Mức độ tăng trưởng kinh tế của huyện, xã.

- Cơ cấu kinh tế huyện, xã: Nông lâm nghiệp; Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ.

-Một số chỉ tiêu bình quân: (Tổng GTSX; Lương thực bình quân/người; Thu nhập bình quân đầu người ...).

- Mức độ thực hiện kế hoạch, tham gia đóng góp nguồn kinh phí. - Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động….

2.3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội

Đáng giá việc thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Nhà ở dân cư.

2.3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế và tổ chức sản xuất

Đánh giá thực trạng về thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, Tỷ lệ người có việc làm, về tổ chức sản xuất.

2.3.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về văn hóa – xã hội - môi trường

Đánh giá tình hình thực hiện về Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tỷ lệ bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

2.3.3.5. Chỉ tiêu đánh giá về hệ thống chính trị

- Đánh giá kiện toàn tổ chức hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã… về thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng và An ninh

Chương 3

KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Thuận Châu

3.1.1. Kết quả thực hiện nhóm Quy hoạch

Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh Sơn La về việc Ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La. Huyện Thuận Châu đã triển khai 100% số xã hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới. Việc quản lý thực hiện theo quy hoạch, công khai quy hoạch, xây dựng đề án đã được phổ biến đến nhân dân trên địa bàn các xã trong huyện, được nhân dân đồng tỉnh ủng hộ cao. Đặc biệt trong năm 2012 và 2013 có tổng số 28 xã trên địa bàn huyện được phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tổng số vốn chi cho công tác lập Quy hoạch là 8,9 tỷ đồng. Tổng vốn khái toán là 111.000 tỷ đồng.

Còn có một số nội dung hạn chế: khối lượng chưa sát thực tế; chưa có điều kiện quy hoạch chi tiết về sản xuất, cần tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu tái cơ cơ cấu ngành nông nghiệp.

3.1.2. Kết quả thực hiện nhóm Hạ tầng kinh tế và Xã hội

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội tính đến 31/12/2017

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí du miền núi phía Bắc Chỉ tiêu vùng trung

Toàn huyện Đạt/ chưa đạt Tỷ lệ (%) 2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

Được cứng hóa 100% bằng bê tông hoặc rải nhựa; Đảm bảo ô tô đi

lại thuận tiện quanh năm

28/28 100

2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

Được cứng hóa bằng bê tông xi măng hoặc rải nhựa trong đó: Khu vực

I ≥ 70%; Khu vực II ≥ 60%; Khu vực III ≥ 50%. Đảm bảo ô tô đi

lại, thuận tiện quanh năm.

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí du miền núi phía Bắc Chỉ tiêu vùng trung

Toàn huyện Đạt/ chưa

đạt Tỷ lệ (%)

2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

Khu vực I, II được cứng hóa bằng bê tông

xi măng hoặc rải nhựa ≥ 50%; Khu vực III được cứng hóa bằng vật

liệu sẵn có (cấp phối, sỏi cuội, đá tận dụng….) ≥ 50%; Sạch,

đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa.

12/28 42,86

2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm

Được cứng hóa 10% mặt đường một số vị trí có độ dốc dọc lớn, bằng

vật liệu sẵn có (cấp phối, sỏi cuội, đá tận dụng …); Đảm bảo vận

chuyển hàng hóa thuận tiện.

10/28 35,71

3 Thuỷ

lợi

3.1. Tỷ lệ diên tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên

≥80% 28/28 100

3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định phòng

chống thiên tai Đat

28/28 100

4 Điện

4.1. Hệ thống điện đạt

chuẩn Đạt 27/28 96,43

4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

≥95% 25/28 89,29

5 Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí du miền núi phía Bắc Chỉ tiêu vùng trung

Toàn huyện Đạt/ chưa đạt Tỷ lệ (%) 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hạt văn hóa, thể thao của xã

100% 15/28 53,37

6.2. Xã có điển vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định

Đạt 8/28 25,57

6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100% 2/28 7,14 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt 21/28 75 8 Bưu điện 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt 22/28 78,57 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet Đạt 28/28 100

8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn

Đạt 20/28 71,43

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành

Đạt 28/28 100

9 Nhà ở

9.1. Nhà tạm, nhà dột nát Không 6/28 21,43

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt

tiêu chuẩn theo quy định. ≥75% 11/28 39,29

Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện Thuận Châu năm 2017

Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đã đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí đề ra như: Về hệ thống giao thông thì số km tính đến hết năm 2017: tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông đến bản được cứng hóa chiếm 42,86%. Tổng số tuyến đường trục chính liên bản là 138 tuyến với 72 km, đường ngõ bản là

238 tuyến số km là 137,2 km. Tổng vốn đầu tư là 207,87 tỷ đồng, trong đó Vốn nhà nước là 82,46 tỷ, còn lại là nhân đân đóng góp. Với chủ trương của tỉnh Sơn La là hỗ trợ xi măng, ống cống, còn lại các hộ gia đình bàn bạc thống nhất để đóng góp tiền, ngày công trong quá trình triển khai.

Riêng trong năm 2017, thực hiện thi công 65 công trình (gồm các công trình: Xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi nội đồng; trường học; trạm y tế xã đạt chuẩn; các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; nhà văn hóa, công trình thể thao bản, tiểu khu đạt chuẩn) với tổng mức đầu tư 69.325,62 triệu đồng (kinh phí đã phân bổ thực hiện năm 2017 là 27.243 triệu đồng), trong đó:

- Các công trình thực hiện chuyển tiếp từ năm 2016: 34 công trình với tổng mức đầu tư 32.533,708 triệu đồng, kinh phí đã phân bổ là 5.756,127 triệu đồng, giải ngân 5.563,711 triệu đồng (tỷ lệ giải ngân đạt 96,7% kinh phí đã phân bổ).

- Các công trình thi công mới trong năm 2017: 31 công trình với tổng mức đầu tư 36.791,912 triệu đồng, kinh phí đã phân bổ là 21.486,873 triệu đồng, giải ngân 18.886,481 triệu đồng (tỷ lệ giải ngân đạt 87,9% kinh phí phân bổ). Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt chiếm 92,5%; số xã đạt tiêu chí giao thông là 6/28 xã, thủy lợi 28/28 xã, điện 19/28 xã, trường học 9/28 xã, cơ sở vật chất văn hóa 1/28 xã, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn 21/28 xã, thông tin và truyền thông 16/28 xã, nhà ở dân cư 3/28 xã.

3.1.3. Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập bình quân chung của người dân đạt 21,3 triệu đồng/người/năm, cao nhất là xã Phỏng Lái thu nhập bình quân là 29,21 triệu đồng/người/năm. Tính đến hết năm 2017 chỉ có 1/28 xã đạt được tiêu chí về thu nhập và đạt 3,57%.

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất (tính đến 31/12/2017)

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu vùng trung du miền núi phía Bắc Toàn huyện Đạt/chưa đạt Tỷ lệ (%) 1 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020

(triệu đồng/người) ≥36 1/28 3,57

2 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn

2016 - 2020 ≤12% 1/28 3,57

3

Lao động có việc

làm

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng

tham gia lao động Đạt 28/28 100

4 Tổ chức sản xuất

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác

xã năm 2012 Đạt 19/28 67,86

13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực

đảm bảo bền vững Đạt 22/28 78,57

Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện Thuận Châu năm 2017

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn nói chung còn cao đạt 27%, đặc biệt các xã vùng cao như: Co Mạ, Pá Lông, Long Hẹ, Co Tòng có xã tỷ lệ hộ nghèo >60%, đến hết năm 2017 có 1/28 xã tỷ lệ hộ nghèo còn <12% chiếm 3,57%.

Tỷ lệ người có việc làm trong độ tuổi trên địa bàn toàn huyện đạt 94,3%, so với bộ tiêu chí đưa ra tiêu chí về lao động đạt 100% số xã. Người dân chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng, thương mại và một số lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp (Sam sung Thái Nguyên, may mặc ở Hưng Yên và các nhà máy khác).

Hiện nay trên địa bàn huyện có 25 hợp tác xã, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, có 19/2 8 xã đạt chỉ tiêu này, chiếm 67,89%. Ngoài ra có 22 xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Sản xuất và tiêu thụ chè xanh, chanh leo tại xã Phỏng Lái, xã Mường É, xã Chiềng Pha; sản xuất và tiêu thụ khoai sọ tại xã Chiềng Ly, Nậm Lầu, Chiềng Bôm, Thôn mòn; sản xuất và tiêu thụ cà phê tại xã Muổi Nọi, xã Bon Phặng, xã Tông Lạnh, xã Chiềng Pha, xã Chiềng Bôm, xã Phỏng Lái. Tính đến hết năm 2017 có 19/28 xã đạt tiêu chí về các hình thức tổ chức sản xuất.

3.1.4. Về văn hóa, xã hội và môi trường

Bảng 3.3. Đánh giá về văn hóa, xã hội và môi trường

TT Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

(điều chỉnh bổ sung) Chỉ tiêu vùng trung du miền núi phía Bắc Toàn huyện Đạt/chưa đạt Tỷ lệ (%) 1 Giáo dục

14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đạt 28/28 100

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)

≥70% 22/28 78,57

14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua

đào tạo ≥25% 16/28 57,14

2 Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo

hiểm y tế Đạt 28/28 100

15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt 21/28 75

15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

≤26,7% 28/28 100

3 Văn

hóa

Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt chuẩn văn hóa

theo quy định Đạt 1/28 3,57

4 Môi

trường

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới của xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)