Yếu tố con người 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới của xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 87)

3 Cơ chế chính sách của nhà nước

6 15,00 4 10,00 5 12,50 15 12,50

4 Đóng góp của dân 6 15,00 5 12,50 4 10,00 15 12,50

5 Cả 4 yếu tố trên 15 37,50 16 42,50 17 52,50 48 40,00

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp

Qua phiếu khảo sát về quan điểm của người dân về mức độ quan trọng của các yếu tố liên quan đến xây dựng NTM tại xã thì cả 4 yếu tố: Điều kiện tự nhiên, Yếu tố con người, Cơ chế chính sách của Nhà nước, Đóng góp của dân đều là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó yếu tố về

cơn người là quan trọng nhất trong quá trình thực hiện triển khai xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại xã

STT Tiêu chí Số người được hỏi Số người hài lòng Tỷ lệ (%) 1 Hạ tầng nông thôn 120 89 74,17 2 Phát triển kinh tế 115 101 87,83

3 Văn hóa xã hội 117 83 71,69

4 Y tế môi trường 109 76 69,72

5 An ninh trật tự 118 77 65,25

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp

Qua khảo sát về mức độ hài lóng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại xã được đánh giá như sau:

+ Về Kinh tế: có đến 87,83% đánh giá cao sự hài lòng về phát triển kinh tế, vì từ khi xây dựng nông thôn mới đã đem lại nhiều lợi ích lớn trong quá trình phát triển kinh tế tại địa phương.

+ Về hạ tầng nông thôn: được 89/120 người được hỏi chiếm tỷ lệ 74,17% sự hài lòng của người dân. Người dân cho rằng muốn phát triển các ngành lĩnh vực khác thì việc đầu tư về hạ tầng như điện, đường giao thông, nước sinh hoạt… là quan trọng để phục vụ cho phát triển chung.

+ Tiếp theo là các lĩnh vực văn hóa, y tế, môi trường, an ninh trật tự cũng được người dân đánh giá cao và hài lòng về kết quả xây của từng lĩnh vực.

3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng NTM ở Thuận Châu

3.3.1. Thuận lợi

Đây là chủ trương phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của nhân dân trong cả nước nói chung và Thuận Châu nói riêng.

3.3.2. Khó khăn

Từ khi triển khai chương trình quốc gia về xây dựng NTM tại huyện Thuận Châu nói riêng, tỉnh Sơn La nói và vùng TDMN phía Bắc là vùng có điểm xuất phát thấp nhất cả nước. Là vùng có địa hình khá hiểm trở, bị chia cắt mạnh, diện tích rộng, mật độ dân số thấp, dân cư sống khá phân tán, gây khó khăn không nhỏ đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng, nhất là chi phí cho việc xây dựng và hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng, lượng vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng này thường đòi hỏi cao hơn so với các vùng khác của cả nước. Với đặc điểm độ dốc cao, thời thiết khí hậu thường xảy ra nhiều hiện tượng cự đoan như lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô, sương muối... làm cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng gặp nhiều khó khăn, chi phí khắc phục hậu quả thiên tai khá lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng của toàn vùng, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa còn rất thiếu thốn, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế của vùng về cơ bản vẫn nặng về nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn chưa phát triển. Hoạt động sản xuất của nông thôn trong vùng chủ yếu vẫn là thuần nông, quy mô nhỏ, manh mún, năng suất và chất lượng nông lâm sản còn thấp, dẫn đến thu nhập của người dân chưa cao, khả năng huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng rất hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng còn khá cao, ở mức 28,7%, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp nhất cả nước. Trình độ lao động trong toàn vùng chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế

3.3.3. Tổng hợp phân tích SWOT

Bảng 3.13. Phân tích SWOT

S- Mặt mạnh W- Mặt yếu

Mặt mạnh: Đã huy động cả sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người dân đã hiểu ra đây là phong trào thiết thực để phát triển trên tất cả lĩnh vực kinh tế, hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế..

Cơ hội: Đây là chương trình phát triển toàn diện trên các mặt, vì vậy đây là cơ hội để người dân chủ động trong mọi hoạt động từng bước xóa dần những khó khăn mà người dân đang gặp phải như: đầu tư hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất, phát triển kinh tế trên tiền năng sẵn có, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường đều được quan tâm đầu tư.

Mặt yếu: Với sự đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy nguồn lực đầu tư lớn, kinh tế người dân trên địa bàn còn khó khăn, vì vậy khi

Thách thức:

Kết quả xây dựng nông thôn mới không đồng đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Chất lượng đạt chuẩn một số tiêu chí còn thiếu bền vững, phần lớn tiêu chí về cơ sở hạ tầng thiết yếu đạt chuẩn còn ở mức thấp như: giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,.v.v. đặc biệt là các xã khó khăn, trong khi kinh phí đầu tư là rất lớn, nguồn ngân sách khó đáp ứng được. Tiêu chí hộ nghèo và thu nhập là hai tiêu quan trọng nhưng hiện nay đạt còn thấp mà việc thực hiện đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, có nhiều cơ chế, chính sách đột phá. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao so với mặt bằng chung của cả tỉnh, công tác giảm nghèo chưa bền vững.

3.3.4 Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới xã Phổng Lái

Một là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình với phương châm: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng cuộc sống mới của dân, do dân bàn, dân thực hiện, dân hưởng, nhà nước hỗ trợ.

Hai là, cần có quy hoạch, đề án cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng công việc, lộ trình, giải pháp triển khai thực hiện khả thi với từng tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Ba là, trong chỉ đạo thực hiện các tiêu trí, cần đặc biệt coi trọng việc hướng dẫn, giúp đỡ dân, cầm tay chỉ việc đề nhân dân thực hiện. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và các doanhh nghiệp. Việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân; lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực khác

3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nông thôn mới tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

3.4.1. Quan điểm chung về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Toàn tỉnh Sơn La có 188 xã xây dựng nông thôn mới và có 11 xã đã được Ban chỉ đạo của tỉnh thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới căn cứ vào cơ sở vật chất, nguồn lực, nhân lực, trí tuệ chọn làm xã thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới để rút kinh nghiệm khi nhân rộng ra toàn huyện và toàn tỉnh. Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu được lựa chọn là xã thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phổng Lái có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp công nghiệp chế biến, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xây dựng nông thôn mới ổn định và giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh phát triển kinh tế - xã hội thì môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Để đạt được kết quả theo như bộ tiêu chí quốc gia thì việc tổ chức xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện theo đúng các quy định của địa phương, chính phủ, bộ, ngành liên quan các quy định của thành phố đảm bảo thực sự dân chủ, công khai với sự tham gia thực hiện và đóng góp của đông đảo nhân dân, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của chương trình đặt ra cho từng giai đoạn theo 19 tiêu chí về nông thôn mới do Chính phủ quy định. Xây dựng nông thôn mới là cần thiết và cần được lập kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt.

3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ra toàn xã trong huyện đạt được những kết quả tốt đẹp cần:

Giải pháp thông tin, tuyên truyền

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng với nhiều hình thức về nội dung tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao nhận thức và quan điểm về xây dựng nông thôn mới của đảng, nhà nước tới toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu cùng tham gia.

Vận động toàn thể người dân cùng tham gia cả về vật chất lẫn sức người để xây dựng bản, xã mình ngày càng một khang trang, phát triển kinh tế.

Tuyên truyền để người dân xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của mọi người cũng như của cả hệ thống chính trị, cần có sự kiên trì, liên tục, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Các tiêu chí phải được thực hiện bằng sức mạnh của toàn thể nhân dân. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của dân, do dân, dân làm, dân hưởng thụ. Tập trung huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư cho chương trình, đặc biệt là

khai thác mọi nguồn lực tại chỗ của địa phương, đề cao vai trò đóng góp của nhân dân, coi trọng việc huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước các cấp. Thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, kêu gọi, huy động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp xây dựng.

Lập các dự án, đề án chi tiết cho từng hạng mục công trình

Đề án Xây dựng NTM sau khi đã được phê duyệt, ban chỉ đạo đề án cấp huyện, ban chỉ đạo và ban quản lý cấp xã kết hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát và lập kế hoạch xây dựng cho từng hạng mục công trình liên quan đến phát triển nông thôn mới.

- Tích cực chủ động xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội.

- Lập dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại.

- Lập kế hoạch khai thác có hiệu quả về nguồn lực đất đai.

- Lập dự án chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp gắn với chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ của đề án.

Lập các dự án, kế hoạch cho từng hạng mục công trình phải đảm bảo hiện đại, văn minh, ổn định, bền vững và phải phù hợp với nguồn vốn cũng như tình hình thực tế của địa phương.

Tăng cường giám sát thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch

- Tiếp tục tuyên truyền luật đất đai để người dân hiểu và thực hiện. Tăng cường công tác giám sát, quản lý đất đai từ xã xuống các bản.

- Cương quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức cá nhân vi phạm luật đất đai. Xử lý nghiêm các hoạt động xây dựng tự phát, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cảnh quan, mỹ quan môi trường trên địa bàn của xã.

- Đề cao vai trò quản lý của các cán bộ bản, các đoàn thể, để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai. Hoàn tất các thủ tục đấu giá đất và giải phóng mặt bằng.

- Chỉ đạo các hộ dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, làm dự án để cấp trên phê duyệt theo quy định. Triển khai luật xây dựng để duy trì việc xây dựng theo đúng quy định.

Tăng cường khai thác các nguồn vốn đầu tư

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp có đầu tư sản xuất, chế biến nông lâm sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ.

- Đối với việc bê tông hóa đường giao thông bản, ngõ, xóm nên vận động, tuyên truyền người dân nhằm thu hút vốn cho xây dựng đường giao thông của bản, ngõ, xóm được cứng hóa sạch đẹp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đây là chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các chương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân toàn quốc và được triển khai trong thời gian dài.

- Về kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Thuận Châu: Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM, mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng toàn huyện đến năm 2017 mới có 01 xã đáp ứng đầy đủ 19 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn NTM. Các xã khác đã đạt từ 8 – 15 tiêu chí. Trong đó có các tiêu chí về cơ bản đã hoàn thành như Quy hoạch, Thủy lợi, cơ sở hạ thương mại nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm… Các tiêu chí về xây dựng hạ tầng như giao thông, trường học, nhà văn hóa vì đây là tiêu chí cứng cần nhiều nguồn lực vì vậy thời gian hoàn thành cần phải kéo dài để huy động nguồn lực của nhà nước và nhân dân khi triển khai.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Phổng Lái theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới cho thấy xã đã đạt được những kết quả như sau:

+ Về kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Phổng Lái

Thứ nhất, có 19/19 tiêu chí cơ bản đạt từ 40% - 100% cụ thể các hạng mục như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở văn hóa, bưu điện, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường, thu nhập.

Thứ hai, tạo được sự chuyển biến nhận thức và tính đồng thuận cao của nhân dân trong xã. Chẳng hạn, như làm đường giao thông trong bản, xây

dựng nhà văn hóa ở các bản thì người dân đã đồng tình ủng hộ hiến đất, tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới của xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)