. 3Phân tích giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí
2010 2011 2012 2011/ 2012/2011 Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần
HĐKD (1000đ)
2.517.784 1.086.655 2.658.626 (56,8%) 144,7%
Doanh thu thuần (1000đ)
48.340.198 65.571.272 112.602.976 35,6% 71,7%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động 5,21% 1,66% 2,36% (3,55%) 0,70%
Qua bảng trên, ta thấy:
Năm 2011, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 1,66%, điều này có nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu sẽ đem lại 16,6 đồng lợi nhuận thuần, nếu so với năm 2010 thì đã giảm 3,55%.
Vào năm 2012, 1000 đồng doanh thu chỉ đem lại 23,6 đồng lợi nhuận thuần, tương ứng tăng 0,7% so với năm 2011.Nguyên nhân là do trong năm 2011 doanh thu của công ty bị giảm, trong khiđó chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty giảm nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 LN ròng (1000đ) 2.621.695 1.999.549 2.844.582 (23,7%) 42,3% Tổng các khoản doanh thu (1000đ) 51.443.93 4 70.614.202 113.584.888 37,26% 60,85% Tỷ suất LN/DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%)
Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,83%, tức là cứ 1000 đồng doanh thu thuần đem lại 28,3 đồng lợi nhuận ròng. So với năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2011 giảm 22,7 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2011, doanh thu của công ty tăng, tốc độ tăng là 37,26% so với năm 2011. Trongkhi đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng tăng nhanh đã làm cho lợi nhuận ròng giảm với tốc độ 23,7%.
Sang năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,50%, nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu thì đem lại 25 đồng lợi nhuận ròng, giảm 3,3 đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm là tốc độ tăng của doanh thu rất cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng, cụ thể doanh thu năm 2012 tăng mạnh với tỷ lệ tăng 60,85% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng với tỷ lệ là 42,3%.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Hệ số quay vòng vốn (vòng) 1,12 1,37 1,69 0,25 0,32 Tỷ suất LN/DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%) Tỷ suất LN/TTS (ROA) 5,71% 3,88% 4,22% (1,83%) 0,35%
Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2011 cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 38,8 đồng lợi nhuận, so với năm 2010 thì đã giảm 18,3 đồng, chứng tỏ năm 2011 công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả so với năm 2010.
Năm 2012 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng tăng, cụ thể cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho công ty 42,2 đồng lợi nhuận, tăng 3,5 đồng so với năm 2011. Nhìn chung từ sau năm 2011 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, do đótrong những năm tới công ty cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ giúp ta kết hợp đánh giá khả năng sinh lời của
doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nnhuận trên vốn chủ sở huu Bảng tính đòn cân nợ Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng tài sản (1000đ) 45.826.02 4 51.498.457 67.044.041 Vốn chủ sở hữu (1000đ) 36.485.89 5 37.144.232 39.227.030 Đòn cân nợ (lần) 1,26 1,37 1,71
Trong năm 2011, cứ 1000 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 53,1 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì đã giảm 18,9 đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn tăng chậm 0,25 vòng, cho ta thấy công ty chưa sử dụng vốn hiệu quả.
Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng, cụ thể cứ 1000 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 72,2 đồng lợi nhuận, tăng 19,1 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do hệ số quay vòng vốn tăng 0,32 lần, công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2011 mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn giảm chậm.
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2012 tốt hơn nhiều so với năm 2011, nhưng không hiệu quả lắm nếu so với năm 2010. Tuy nhiên trong những năm tới, công ty cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nnhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tỷ suất LN/DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%) Hệ số quay vòng vốn 1,12 1,37 1,69 0,25 0,32 Đòn cân nợ (lần) 1,26 1,37 1,71 0,11 0,34 Tỷ suất LN/VCSH 7,20% 5,31% 7,22% (1.89%) 1.91%
III. QUẢN TRỊ MAKETING
1.Công tác truyền thông ,quảng bá sản phẩm
Bán hàng trực tiếp: bán hàng trực tuyến qua internet
Quảng cáo: quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên truyền hình
. Quảng cáo
Quảng cáo là một công cụ marketing, quảng cáo là sự tiếp cận kinh doanh, là phương tiện để đạt tới mục tiêu của chiến lược chung marketing như lợi nhuận, thế lực và sự an toàn trong kinh doanh.
Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy được vai trò của quảng cáo cho sản phẩm của công và đặc biệt là các sản phẩm mới của công ty. Trong giai đoạn này một số sản phẩm của công ty đang đúng trước chu kỳ bão hòa, thì việc quảng cáo càng quang trọng, bởi quảng cáo tỷ lệ thuận với doanh số bán ra của công ty.
Ngân sách dành cho quảng cáo hàng năm của công ty khá lớn theo số liệu của công ty thì năm : 2011là 160 triệu đồng còn năm 2012 là 190 triệu đồng.
Bảng 8 : Ngân sách phân bổ cho các phương tiện quảng cáo
ĐVT: 1000đ
1 Báo chí 40 70
2 Đài 30 35
3 Tờ rơi, pa nô 25 35
4 Truyền hình 65 50
(Nguồn : Phòng kinh doanh)
Theo số liệu trên ta có thể nhận thấy : Trong năm 2005 công ty chủ yếu tập trung vào quảng cáo trên truyền hình chiếm hơn 30 % chi phí quảng cáo của công, còn tờ rơi và pano thì chiến một tỷ lệ ít hơn so với các phương tiện khác. Công ty chủ yếu tập trung vào quảng cáo bởi sản phẩm mới ra để cho khách hàng có thể nhận biết sản phẩm của công ty một cách đại chúng và nhanh chóng, đến năm 2012hoạt động cho báo chí chiếm 33,3 % của các phương tiện truyền thông, năm 2012 là năm mà công ty quan hệ rộng với báo chí để khẳng định lại chất lượng của công ty và để đảm bảo về mặt chất lượng.
Hiện nay năm 2013 công ty dự kiến sẽ tập trung vào phát tờ rơi mạnh hơn sẽ chiếm 40 % chi phí quảng cáo công ty. Để sức tiến mạnh hơn thì ra tháng 3 năm 2012 thực hiện kế hoạch phát tờ rơi tại cả nước. Khuyến mại
:Cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, giá, bảo hành…Để
thuật tiện trong việc cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho khách hàng. Công ty đã đưa vào sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông Việt Nam qua hình thức tin nhắn SMS cung cấp các thông tin về các chương trình khuyến mãi, thông tin về giá, các chi nhánh, các trung tâm bảo hành của công ty
Tất cả các thuê bao di động trả trước và trả sau của Mobifone, Vinaphone, Viettel trên toàn quốc đều có thể sử dụng dịch vụ này.
. Mở rộng hội chợ
Các hội chợ trong nước là những cơ hội để tăng doanh số bán trong ngắn hạn cho Công ty tăng mức độ nhận biết thương hiệu qua các hoạt động quản bá : quảng cáo, khuyến mại….với chi phí thấp nhất và nơi đây sẽ giúp Công ty có thể thu thập được nhiều thông tin, nhận ra nhu cầu và
thay đổi trong sở thích của khách hàng, đồng thời cũng là nơi quảng bá mạnh thương hiệu, tìm đối tác mới mở rộng thị phần cho thương hiệu. Công ty nên chủ động hơn nữa trong việc thiết kế và in ấn tài liệu để quảng cáo, thiết kế không gian trưng bày sản phẩm sao cho có phong cách riêng và thật ấn tượng đối với khách tham quan. Có như vậy, sẽ kích thích sự ưu tiên lựa chọn của khách hàng sau này khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong tập thươnghiêu cùng ngành với công ty
Trong năm 2012 công ty đã tổ chức 6 hội chợ : tại Hà Nội có 2 Hội chợ là Trung tâm Giản võ và Cung văn hoá Lao động. Tại Hải Phòng 2 Hội trợ. Hải Dương và Nghệ An. Nó đã góp phần mở rộng thị phần và kích thích nhu cầu của khách hàng.
*) Internet : Ngày nay số lượng người sử dụng dịch vụ internet ngày càng
cao, không đứng ngoài dòng chảy của sự phát triển đó, công ty đã đưa ra chiến lược quảng cáo hợp lý trên phương tiện truyền thông tiềm năng này. Với những trang web phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu mà sản phẩm muốn nhắm đến
*)Truyền hình : Công ty đã đưa ra các chương trình quảng cáo trên truyền hình một cách hấp dẫn và hợp lý, với thời gian từ 30’ – 60’. Với những đoạn quảng cáo ngắn nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung về sản phẩm, mang lại cho người xem những cảm nhận rõ nét hơn của sản phẩm. Không chỉ là những đoạn quảng cáo mà nó còn nhằm mục đích đánh vào tâm lý người tiêu dùng,. Đây cũng chính là một thành công của công ty trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
2. Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Thương hiệu ngày càng được nhắc nhiều hơn, bởi việc đánh giá vị trí của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất nhiều vào danh tiếng của thương hiệu, được coi như là uy tín của doanh nghiệp, cam kết đối với khách hàng của công ty về chất lượng sản phẩm. Số lượng người tiêu dùng đưa ra quyết định cuối cùng về lựa chọn có mua hàng hoá đó hay
không chỉ dựa vào thương hiệu ngày càng tăng, có nghĩa là khi nhìn thấy thương hiệu đó người tiêu dùng có thể xác định được hàng hoá do hãng nào sản xuất và chất lượng như thế nào. Như vậy thương hiệu chính là biểu tượng của chất lượng, căn cứ để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác, đánh giá chất lượng của sản phẩm, là căn cứ để người tiêu dùng đưa ra quyết định cuối cùng, có mua sản phẩm đó hay không.
Nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới một sân chơi thống nhất với luật lệ hài hoà và thống nhất. Các hàng rào phi thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu đang dần bị loại bỏ, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng thông thoáng. Trong bối cảnh đó, ngược với việc giảm thiểu các hàng rào mậu dịch quốc tế, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp ngày lại càng được tăng cường cả về mặt pháp lý về quyền thực thi. Tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu hàng hoá càng được đề cao nhằm tạo lập, bảo đảm và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Để được bảo hộ thì không còn cách nào khác các chủ sở hữu phải đăng ký nhãn hiệu và thực hiện những biện pháp bảo vệ kịp thời.
a.Nhận thức đầy đủ về việc sở hữu trí tuệ
doanh nghiệp có trong tay một giải pháp hữu ích (bí quyết thương mại), bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra một ưu thế đặc biệt cho doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện kỹ thuật cơ sở để nâng cao năng suất tạo ra tính ưu việt về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác, uy tín chất lượng để xây dựng thương hiệu. Vì vậy sở hữu trí tuệ là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
b. xây dựng chiến lược thương hiệu
Để đạt được mục tiêu phát triển nào đó thì bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần phải có một chiến lược dài hạn
Chiến lược thương hiệu là sự tiếp cận dài hạn đối với sự phát triển của thương hiệudoanh nghiệp thuê các công ty dịch vụ về phát triển thương hiệu về tư vấn hay hỗ trợ xây dựng chiến lược, doanh nghiệp còn chú trọng tới việc thuê các dịch vụ về nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.
c. doanh nghiệp chú trọng đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại-áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế
doanh nghiệp nhận thức rõ ràng, sản phẩm của mình không chỉ cần có chứng chỉ quốc tế để xuất khẩu là đủ mà còn phải vượt qua một "rào cản tối cao" - đó là sự lựa chọn của người tiêu dùng
d.chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực-nâng cao ý thức và cam kết của tất cả các thành viên trong công ty về việc xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc riêng của bộ phận chuyên trách về thương hiệu, một thương hiệu có uy tín chỉ có thể hình thành trên nền móng là sản phẩm có chất lượng tốt. Một sản phẩm có chất lượng tốt khi nó là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề, những người bán hàng có kiến thức, kinh nghiệm và ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty và cuộc sống của họ.
nhiệm vụ của đội ngũ quản lý là giáo dục tuyền truyền để mọi thành viên trong công ty đều thấy được vai trò quan trọng của họ, coi sản phẩm làm ra như đứa con tinh thần của mình. Có các biện pháp khích lệ hợp lý và kịp thời để họ cảm thấy phấn chấn và khích lệ, tự hào và làm việc nhiệt thành hơn, cống hiến nhiều hơn cho sự thành công của doanh nghiệp khi hàng hoá mang thương hiệu riêng của công ty được người tiêu dùng đón nhận.
Con người luôn là yếu tố hàng đầu, yếu tố quyết định cho sự phát triển của bất kỳ một công ty nào. Kỹ thuật, công nghệ càng phát triển thì khả năng sáng tạo của con người càng cần được phát huy để tạo ra đựơc dáng
dấp riêng biệt cho mỗi sản phẩm của mỗi công ty. Trong kinh doanh, thành công thường thuộc về những ai có tư duy sáng tạo, ý tưởng kinh doanh nhạy bén để đưa ra các phát kiến có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế..
Xét về vấn đề con người thì để đạt được mục tiêu phát triển thì phải hội đủ được các yêu cầu về kiến thức cơ bản, năng lực và một quyết tâm bền vững trong quá trình thực hiện các công việc hàng ngày, vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải được công ty chú trọng đầu tư liên tục.
e.chú trọng công tác thị trường
Nắm bắt thông tin thị trường về các chính sách, cơ cấu dân số, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để làm cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và xúc tiến thương mại sẽ quyết định một nửa thành công .Công tác thị trường là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp hiện nay, không nắm bắt được thị trường cũng đồng nghĩa với việc hàng hoá của công ty sẽ rất khó được thị trường chấp nhận
doanh nghiệp nhận thức được rằng đã đến thời kỳ phải tách dần ra khỏi gia công, phát triển sản phẩm của riêng mình là đích doanh nghiệp phải hướng tới. Chủ động về mặt chính là đón đầu thị trường, các thông tin tìm hiểu sẽ là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về mặt sản xuất: sản xuất mặt hàng thị trường cần với mức giá mà thị trường chấp nhận.