Ban phát triển thôn là tổ chức được thành lập nhằm lãnh đạo cộng đồng dân cư tiến hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn. Thành phần tham gia bao gồm: Người đại diện lãnh đạo thôn (Bắ thư chi bộ, trưởng/ phó thôn); đại diện các tổ chức, đoàn thể của thôn (Ban công tác Mặt trận cơ sở, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổiẦ) và những người có năng lực, uy tắn trong cộng đồng.
Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ cơ bản:
1) Nhiệm vụ tuyên truyền
Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối, chắnh sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phương pháp, cơ chế thực hiện; các quyền lợi, nghĩa vụ của người dân và cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Triệu tập nhân dân trong thôn tham dự các cuộc họp, tập huấn theo đề nghị của cơ quan tư vấn nhằm nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.
2) Nhiệm vụ lãnh đạo
Lãnh đạo cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện những nội dung công việc cụ thể do Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã giao như:
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong thôn tham gia góp ý vào bản dự thảo quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Việc lấy ý kiến nhân dân phải được tổ chức công khai, minh bạch, các ý kiến của nhân dân phải được ghi chép đầy đủ để gửi tới Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, HĐND xã xem xét.
- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội do Ban quản lý xã giao như: Đường giao thông liên thôn, nội thôn, liên xóm, công trình thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, chợ, khu vui chơiẦ
- Tham gia giám sát cộng đồng với các công trình xây dựng cơ bản trong thôn. Thành lập các tổ/ nhóm để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi được bàn giao.
3) Vai trò vận động nhân dân: Vận động nhân dân trong thôn thực hiện
những tiêu chắ cụ thể trong Bộ tiêu chắ quốc gia xây dựng xã nông thôn mới như:
- Về hạ tầng kinh tế - xã hội:Vận động nhân dân hiến đất đai, hoa màu,
như làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi trường học, trạm y tế, nhà văn hóaẦ
- Về kinh tế và tổ chức sản xuất:Vận động nhân dân ứng dụng khoa
học công nghệ phát triển sản xuất, tăng thu nhập; tham gia thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác; tắch cực giúp nhau xóa đói, giảm nghèo.
- Về văn hóa - xã hội:Vận động nhân dân đưa trẻ đến trường, tham gia
học nghề; tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thực hiện ăn sạch, uống sạch, phòng chống dịch bệnh;tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn, xóm; thực hiện nếp sống văn hóa mới.
- Về môi trường:Vận động nhân dân xây dựng ba công trình (bể nước, nhà
vệ sinh, nhà tắm) hợp vệ sinh; các hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; thực hiện mai táng người chết theo phong tục, quy định của địa phương; chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmẦ
- Vận động nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chắnh trị, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chấp hành các chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; tắch cực hưởng ứng các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chắnh trị - xã hội phát động (Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; năm không, ba sạchẦ)
- Bảo đảm an ninh, trật tự thôn xóm; xây dựng quy ước, hương ước, nội quy thôn phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực xây dựng nông thôn mới; xây dựng các tổ liên gia tự quản, tổ hòa giải ở cơ sở; phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, nghiêm túc thực hiện pháp luật giao thôngẦ góp phần xây dựng thôn, xóm bình yên.