Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền,vận động người dân

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 73)

người dân trong xây dựng nông thôn mới

Công tác tuyên truyền vận động có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành công mọi hoạt động nói chung, xây dựng NTM nói riêng. Tuy nhiên thực tế sau hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hiệu quả ở một số địa phương còn thấp, hoạt động tuyên truyền còn nhiều hạn chế....

Giải pháp:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức

Như đã nêu trên, hiện nay nhận thức của một số cán bộ và người dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện tại nhiều người dân không hiểu mục tiêu xây dựng nông thôn mới, họ cho

rằng công việc này là của nhà nước; nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; vì vậy, họ háo hức, trông chờ sự thay đổi từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phắ của nhà nước chứ không phải sự thay đổi từ tự thân của chắnh mình, bằng sự nỗ lực của chắnh mình. Cho nên, việc làm đầu tiên và đáng quan tâm nhất là cải thiện nếp nghĩ, làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc xây dựng nông thôn mới.

Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền, biến nó trở thành như một phong trào từ Trung ương đến địa phương. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Chắnh phủ Hàn Quốc nhận thấy nếu không có sự nỗ lực của người dân thì phong trào sẽ thất bại. Tổng thống Ờ người đứng đầu quốc gia phát động phong trào, sau đó triển khai rất bài bản, trở thành một phong trào toàn quốc. Cuộc cải tổ ý thức của người dân được dựa trên khẩu hiệu tinh thần Ộđã làm là đượcỢ, Ộtất cả đều có thể làm đượcỢ và Ộnhất định phải làmỢ. Và Hàn quốc đã thành công với phong trào Ộlàng mớiỢ. Từ năm 1970, Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp, thậm chắ xe ngựa không qua được, gần như không có công trình vệ sinh, văn hóa, y tế, đói ăn, thất họcẦ Vậy mà bây giờ Hàn Quốc trở thành nước có nền kinh tế - văn hóa phát triển đứng tốp đầu các quốc gia phát triển ở châu Á và đứng thứ 12 thế giới.

Để công tác tuyên truyền có hiệu quả thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. Nhất là trong việc đóng góp tiền, công cũng như hiến đất xây dựng giao thông nông thôn. Phát huy tốt vai trò của người có uy tắn như già làng, trưởng bản, đến từng hộ dân thăm hỏi, vận động, thuyết phục. Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới là vì người dân, hướng

đến người dân, tất cả vì cuộc sống của chắnh bản thân họ và gia đình họ. Tất cả mọi người dân được hưởng và cả xã hội được hưởng thành quả đó.

Thứ hai, phải phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở Ộdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm traỢ

Để huy động được toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới thì cần công khai, minh bạch các công việc. Người dân phải được nghe thông tin đầy đủ, đa chiều. Nếu người dân hiểu kỹ được các vấn đề thì sẽ xóa được tư tưởng trông chờ, ỷ lại và vui vẻ đóng góp.

Thứ ba, Tuyên truyền vận động người dân xây dựng nông thôn mới phải theo chiều sâu, tránh hình thức

Công tác tuyên truyền vận động tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chắnh sách, các thông tin khác vẫn còn mang tắnh một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của nhân dân. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục. Một số chắnh sách của Chắnh phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại nhất là vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm ỘDân làm Nhà nước hỗ trợỢ, phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, việc vận động thay đổi các tập quán, lối sống, sản xuất lạc hậu của một số vùng cũng còn rất chậm.

Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Sau khi đã có sự thống nhất giữa người dân ở nông thôn, chắnh quyền ở cơ sở và sự thẩm định của chắnh quyền cấp trên về chương trình, nội dung xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phương, nếu địa phương nào không theo kịp phong trào thì cán bộ chủ chốt phải có những hình thức kỷ luật như chuyển công tác mới. Đó cũng là giải

pháp khắc phục, hạn chế một bộ phận cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, trình độ, năng lực, sức khỏe chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thứ năm, tổ chức các lớp tập huấn

Nâng cao năng lực các cấp, chủ yếu là ở cấp xã để cán bộ nhận thức cơ bản, cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chắnh là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chắ nông thôn mới theo quy định. Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ngoài tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình, báo chắ; các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tăng cường tổ chức tuyên truyền trong toàn thể hội viên và thông qua hội viên tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng Nhân dân.

Cuối cùng là thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng.

Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tắch xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Tóm lại, xây dựng nông thôn mới là một Chương trình quốc gia nhằm xây dựng một đời sống mới cho người dân ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải có cái mới, phải có kết quả mới, hiệu quả mới. Đời sống mới của người dân nông thôn được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về Đảng, nhà nước, các tổ chức đoàn thể mà còn là nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức và cá nhân, trong đó người nông dân phải đóng vai trò là người tiên phong. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân nông thôn tham gia thực hiện Chương trình.

Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia, nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy đảng, chắnh quyền địa phương đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình; trong thực hiện phải tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của Nhân dân, do Nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Thông qua UBMTTQ huyện và các đoàn thể thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; phong trào thi đua ỘChung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020Ợ.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Qua thời gian thực tập tại địa phương, em đã hoàn thành đề tài ỘTìm

hiểu công tác tuyên truyền vận động người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái NguyênỢ. Trong quá

trình nghiên cứu em đã rút ra một số kết luận như sau:

Với điều kiện tự nhiên Ờ kinh tế xã hội: Tân Long là một xã miền núi có diện tắch đất lớn, thuân lợi cho việc phát triển, đa dạng các hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt xã còn có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giao thông chưa thuận lợi. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT.

Về tình hình thực hiện tiêu chắ xây dựng mô hình NTM:Xã chưa đạt mô hình NTM theo bộ tiêu chắ quốc gia của thủ tướng chắnh phủ ban hành năm 2017. Tuy xã đã bắt tay vào công tác quy hoạch và thực hiện các tiêu chắ nhưng xã chỉ đạt được 13 trong 19 tiêu chắ.

Về thuận lợi, khó khăn của xã khi thực hiện mô hình NTM bao gồm các vấn đề chắnh như sau: Thuận lợi chắnh của xã là trong quá trình thực hiện mô hình NTM đó là có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp. Xã nhận được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư của huyện và của tỉnh. Bên cạnh đó xã còn gặp một số khó khăn như: địa bàn rộng gây khó khăn cho việc tập trung sản xuất hàng hóa, Cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao độngcó chuyên môn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và đang trong tình trạng xuốngcấp. Thiếu cơ chế chắnh sách thu hút đầu tư vào địa phương.

Về công tác tuyên truyền vận động. Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể là: Công tác tuyên truyền xây dựng NTM tuy sớm được triển khai tương đối đồng bộ song chưa thực sự có chiều sâu và vẫn còn tắnh một chiều. Công tác tuyên truyền ở một số thôn bản vùng sâu, vùng xa chưa sâu rộng; một bộ phận nhân dân chưa thực sự tự giác trong việc hưởng ứng thực hiện xây dựng NTM. Các hình thức tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trực quan chưa nhiều; kiến thức, kỹ năng, phương pháp của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền còn hạn chế; thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa phong phú, thời lượng và khung chương trình chưa đa dạng nên mức độ chuyển tải thông tin còn hạn chế đối với các tầng lớp nhân dân; kinh phắ thực hiện, phương tiện, công cụ hỗ trợ (hệ thống trạm, loa truyền thanh thôn bản...) chưa đáp ứng yêu cầu.

Một số giải pháp thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn tới đó là: Tập trung tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp để đưa công tác xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tắch cực, nâng cao vai trò của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bổ xung hoàn thiện thành viên trong Ban chỉ đạo chương trình xây dựng thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Thực hiện rà soát định kỳ các kết quả thực hiện các tiêu chắ. Thực hiện tốt phương châm ỘHuy động nội lực tại chỗ là chắnhỢ.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với huyện Đồng hỷ tỉnh Thái nguyên

- Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới cần dựa trên những tiêu chắ về NTM của Chắnh phủ ban hành để có phương hướng hành động cụ thể xây dựng các mô hình NTM.

- Các phương án xây dựng NTM cần đưa ra thảo luận sâu, rộng trong cộng đồng, xác định nội dung các Quy hoạch; lựa chọn và xác định thứ tự ưu tiên các công trình kết cấu hạ tầng cần xây dựng, các phương án sản xuất để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

- Việc xây dựng mô hình NTM cần tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, để lôi kéo sự tham gia chủ động tắch cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư nhằm phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ của Nhà nước và chắnh quyền các cấp.

- Huyện, Tỉnh cần huy động đa dạng các nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phắ cho các mô hình hàng hóa tập trung, cánh đồng thu nhập cao, các điển hình về làm kinh tế. Nhân rộng các điển hình về làng văn hóa, gia đình văn hóa hay dòng họ hiếu học. Khôi phục và mở rộng một số các ngành nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhân dân.

- Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội khuyến học cùng góp sức tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Các cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn huyện cần về các xã, thôn phổ biến, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... cho hộ nông dân, hướng dẫn cụ thể một số mô hình mới. Hướng dân và vận động nhân dân thực hành đời sống văn hóa mới, xóa bỏ những phong tục cổ hủ, lạc hậu.

- Giúp đỡ các gia đình khó khăn, gia đình có công về vốn và tư liệu sản xuất, việc làm để họ có thể tự phát triển kinh tế của gia đình mình góp phần vào phát triển kinh tế của nông thôn mới.

- Chỉ đạo cho chắnh quyền cấp xã giúp đỡ nhân dân cải tạo và nâng cấp hơn nữa đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn và các ngõ xóm nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa địa phương và địa phương khác.

- Củng cố và phát triển các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về tưới tiêu cho nông dân.

- Tăng cường tuyên truyền về dân số, kế hoạch hóa gia đình để hạn chế gia tăng dân số góp phần ổn định xã hội và điều kiện để phát triển kinh tế.

- Tăng cường phổ cập giáo dục và hiến pháp, tuyên truyền và phổ biến cho người dân hiểu được tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới để mọi người nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh.

5.2.2. Đối với xã Tân Long

- Cần lập các quy hoạch xây dựng nông thôn mới (theo các tiêu chắ xây dựng nông thôn mới). Quy hoạch hoàn thành làm nền tảng và cơ sở cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu để đạt được những mục tiêu đề ra.

- Việc quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của người dânvào quá trình lập và thực hiện quy hoạch. Cần phải tạo ra các phong trào để toàn dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất mở đường hiện nay đang là một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

- Có các hoạt động giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa của dân tộc trên địa bàn xã.

5.2.3. Đối với người dân

- Tiếp thu và thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chắnh sách của

nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Tắch cực đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện chủ trương đó.

- Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, trau dồi kinh nghiệm sản xuất để có thể

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)