Nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 65)

Trong thời gian thực tập tại xã Quang Minh. Em đƣợc tham gia cùng những công việc tại cơ quan thực tập nhƣ sau:

3.2.2.1. Nội dung thứ nhất

- Quan sát, ghi chép việc làm thƣờng ngày của CBNN

- Hằng ngày CBNN đến cơ quan và đăng nhập tài khoản vào cổng thông tin điện tử của UBND xã Quang Minh. Trên cổng thông tin điện tử của UBND xã Quang Minh đƣợc Văn phòng UBND xã quản lý và đăng các công văn, văn bản từ các cấp chuyển đến các phòng ban. Từ đó lãnh đạo UBND xã chỉ đạo và giao công việc cụ thể cho các phòng ban qua hệ thống để thực hiện.Lãnh đạo Phòng sẽ giao từng công việc cụ thể cho các cán bộ theo đúng chuyên môn để thực hiện.

Công việc thực hiện: Sinh viên thực tập đến cơ quan, quan sát những việc mà CBNN làm, xem họ làm nhƣ thế nào, cách họ tiếp xúc với ngƣời dân, quan sát cách xử lí, và giải quyết công việc với ngƣời dân khi họ đến làm việc.

Kết quả

Hiểu đƣợc những công việc của CBNN làm tại cơ quan,từ đó học hỏi đƣợc tác phong, kỹ năng khi làm việc với ngƣời dân và cách thức xử lý các công việc khi đƣợc giao.

3.2.2.2. Nội dung thứ hai

Tìm hiểu khái quát về tổ chức hoạt động của UBND, địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, thành tựu đạt đƣợc…của xã Quang Minh.

Công việc thực hiện

Em đƣợc tham gia trực tiếp vào các nội dung, chƣơng trình của UBND phát động và tổ chức. Thƣờng xuyên hỗ trợ các công việc của các phòng ban ở UBND, chú ý quan sát lắng nghe và học hỏi.

Kết quả

Tôi đã tìm hiểu đƣợc thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cƣ, KT - XH từ tất cả các nguồn thông tin hiện có (các phƣơng tiện truyền thông, Internet, báo cáo của cơ sở thực tập, qua quan sát thực tế…). Xác định đƣợc vị trí, vai trò của các phòng ban, đoàn thể, cán bộ nhân viên của các phòng.

3.2.2.3. Nội dung thứ ba

Đi cơ sở: Ngày 12/09/2017 đi kiểm tra kết quả thực hiện nghị quyết 209 và đề án thôn tự chủ tự quản theo kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 6 tháng 9 năm 2017 của UBND xã Quang Minh tại 2 thôn Hoàng Văn Thụ và Thôn Thống Nhất cùng Đ/c Vũ Tiến Duật - Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, Thú y xã.

Công việc thực hiện

- Đi đến địa bàn của 2 thôn cùng CBNN và trƣởng thôn của 2 thôn đi xuống kiểm tra các hộ gia đình đã vay vốn theo chính sách hỗ trợ lãi suất trong nghị quyết 209, chính sách thứ tƣ hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò.

- Kiểm tra số lƣợng đàn Trâu, Bò có đủ so với số tiền mà các hộ gia đình đã vay vốn và giúp cán bộ ghi biên bản kiểm tra.

- Kiểm tra tiến độ tổ chức thực hiện Đề án thôn “Tự quản – Tự quản”

của các thôn đăng ký thực hiên năm 2017.

Kết quả

- Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết 209, về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang các hộ gia đình trên địa bàn xã đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay là 3,7 tỷ đồng để mua trâu sinh sản, mức hỗ trợ mỗi con 20 triệu đồng. Qua kiểm tra thực tế tại thôn Hoàng Văn Thụ và Thống Nhất trên 08 hộ gia đình, đa số các hộ gia đình vốn vay chăn nuôi đều sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo nguồn vốn vay và số lƣợng trâu theo Nghị quyết.

- Đối với Đề án thôn “Tự chủ - Tự quản” đƣợc ban hành kèm theo Quyết định 4300/QĐ-UBND, ngày 20/11/2015 của UBND huyện Bắc Quang. Các thôn đăng ký thực hiện theo 6 tiêu chí cuả Đề án. Năm 2017, xã Quang Minh có 04 thôn đăng ký thực hiện các tiêu chí gồm thôn Thống Nhất, Chúa, Khiềm, Minh Thƣợng. Qua kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện có 2/4 thôn thực hiện đạt 6/6 tiêu chí: Thôn Thống Nhất và Khiềm.

- Học hỏi đƣợc phong cách làm việc chuyên nghiệp, cách thức xử lý các vấn đề tƣơng đƣơng. Tác phong làm việc với dân, với cán bộ thôn. Biết cách viết biên bản nội dung làm việc giữa tổ cán bộ cấp xã và cán bộ cấp thôn, khi đi thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.5.4. Nội dung thứ tư

Đi cơ sở: ngày 13/09/2017 đi kiểm tra vƣờn các hộ gia đình trồng cây Dứa tại thôn Chúa cùng Đ/c Vũ Tiến Duật - cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, Thú y xã.

Công việc thực hiện

- Hƣớng dẫn, chăm sóc, xử lý phòng trừ sâu bệnh cho cây Dứa trái vụ. - Làm cỏ cho cây Dứa, bón phân, xử lý kích thích chồi, ra hoa bằng thuốc bảo vệ thực vật,an toàn trong phòng trừ sâu bệnh cho cây Dứa..

- Đánh giá tỷ lệ chồi cho ra hoa,ƣớc tính sản lƣợng, tổng hợp báo cáo.

Kết quả

Cách chăm sóc và bón phân  Làm cỏ

+ Khi cây còn nhỏ, phải thƣờng xuyên làm xáo cỏ cho vƣờn Dứa để tránh cỏ lấn át Dứa, khi cây Dứa đã lớn, thƣờng xuyên nhổ các các bụi cỏ tốt cạnh tranh sinh trƣởng với Dứa.

+ Có thể sử dụng thuốc trừ cỏ Diuron với lƣợng 2 - 3 kg/ha và lƣợng nƣớc phun 2.000 - 3.000 lít, dung dịch thuốc đƣợc phun trải đều trên bề mặt đất vào thời điểm trƣớc và sau khi trồng Dứa.

+ Trong trƣờng hợp trồng Dứa không có che phủ nilon, sau khi trồng mới có thể trồng xen các cây họ đậu nhƣ lạc, đậu tƣơng hoặc đậu xanh vào giữa hai hàng kép.

Bón phân

- Tỷ lệ và liều lƣợng bón

+ Liều lƣợng phân Lân, Đạm, Kali nguyên chất tính cho một cây trong suốt một vụ quả (18 - 20 tháng) là: 10g đạm , 5g lân , 15g kali .

+ Khi sử dụng phân bón tổng hợp NPK loại 12 - 6 - 18 chuyên dùng cho cây Dứa, lƣợng bón áp dụng theo hƣớng dẫn trên bao bì.

- Thời kỳ bón lƣợng phân đƣợc chia làm 3 lần bón

+ Lần 1: Từ 2 - 3 tháng sau khi trồng, bón toàn bộ lƣợng lân còn lại, 1/3 lƣợng đạm và 1/3 lƣợng kali.

+ Lần 2: Từ 5 - 6 tháng sau khi trồng, bón 1/3 lƣợng đạm và 1/3 lƣợng kali.

+ Lần 3: Trƣớc khi cây xử lý ít nhất 1,5 - 2 tháng (khoảng 8 - 9 tháng tuổi) lƣợng bón tƣơng tự lần 2.

- Cách bón

+ Đối với bón lót, rải đều lƣợng phân đã trộn theo đƣờng cày rạch hàng trƣớc khi trồng. Chỉ bón thúc vào những ngày có nhiệt độ 200O

C trở lên và tranh thủ bón sau mƣa khi đất còn ẩm.

+ Đối với bón thúc, dùng cuốc rạch hàng cách gốc 15 - 20 cm, rải phân vào rãnh song lấp đất kín. Ở các lần bón sau khi cây Dứa đã đan lá vào nhau, tiến hành rải phân lên bề mặt luống sau khi kết thúc các đợt mƣa. Với Dứa trồng có che phủ nilon, lật hai mép nilon và tiến hành rải phân rồi phủ nilon lại hoặc bón trực tiếp vào nách lá ở gốc cây.

Xử lý ra hoa

Tiêu chuẩn cây xử lý ra hoa: Khi cây 38 - 40 lá đang hoạt động, có chiều cao đạt 0,8 - 1,0 m (thƣờng sau trồng 11 - 12 tháng) là đạt tiêu chuẩn xử lý ra hoa.

Thời gian xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch: Các tháng xử lý ra hoa cho tỷ lệ ra hoa cao, thời gian từ xử lý ra hoa đến thu hoạch quả ngắn là từ tháng 4 đến tháng 7, các tháng xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch cho tỷ lệ ra hoa cao nhƣng thời gian từ khi xử lý đến khi thu hoạch quả dài là từ tháng 9 đến tháng 11.

Hoá chất và cách xử lý: Có hai dạng hóa chất đang đƣợc sử dụng phổ biến để xử lý ra hoa là đất đèn và Ethrel.

- Đối với đất đèn, có thể xử lý ở dạng xử lý khô hoặc ƣớt.

+ Xử lý khô: đập nhỏ đất đèn thành các hạt có khối lƣợng 1 - 1,5 gam, bỏ hạt đất đèn vào nõn Dứa, mỗi cây 1 hạt vào buổi sáng khi còn sƣơng đọng

ở nõn hoặc bỏ vào buổi tối. Trong các tháng mùa khô, cần rót nƣớc vào nõn cây trƣớc khi bỏ đất đèn. Tiến hành xử lý nhắc lại lần 2 sau xử lý lần thứ nhất 3 ngày. Trong thời gian cây Dứa đang sinh trƣởng mạnh, xử lý đất đèn khô với hạt có khối lƣợng 1,5 gam.

+ Xử lý đất đèn ƣớt: hòa đất đèn thành dung dịch có nồng độ 1,5 - 2,0%, rót vào nõn cây Dứa, mỗi cây rót với lƣợng nƣớc 50 - 60 ml. Tiến hành xử lý vào buổi tối hoặc vào đầu buổi sáng, không xử lý ra hoa Dứa MD2 vào buổi chiều. Xử lý nhắc lại lần thứ 2 sau xử lý lần thứ nhất 3 ngày.

- Đối với Ethrel (còn gọi là Ethephon) chỉ sử dụng ở dạng dung dịch, pha ở nồng độ 0,4 - 0,5 %, trộn thêm 1,5 % urê và phun đều cho toàn cây, lƣợng phun khoảng 2.000 lít/ha. Thời gian xử lý tốt nhất là vào lúc trời râm mát, nhiệt độ ngoài trời thấp. Mùa hè từ 5 - 8 giờ sáng và 4 - 7 giờ chiều, mùa đông từ 6 - 9 giờ sáng và 3 - 6 giờ chiều.

Phòng trừ sâu bệnh hại Bệnh thối nõn và thối rễ

- Ở các tỉnh phía Bắc bệnh thƣờng phát sinh trong tháng 11, 12, nặng nhất là vào tháng 1 - 3 và kéo dài đến tháng 4 - 5. Xử lý đất trƣớc khi trồng, tiêu huỷ tàn dƣ cây bệnh, dùng chồi giống sạch bệnh, bón phân cân đối, bổ sung thêm Magiê.

- Xử lý chồi Dứa trƣớc khi trồng bằng một trong các loại thuốc: Matalaxyl, Aliette hoặc Phosphonate.

- Khi phát hiện Dứa bị bệnh, có thể dùng các loại thuốc sau để hạn chế sự lây lan: Aliette 0,3% phun 2 hoặc 3 lần, cách nhau 10 đến 15 ngày với lƣợng phun 800 - 1.000 lít/ha.

- Khi cây bị bệnh, các lá bị héo dần từ ngọn xuống và trong một lá thì héo từ ngọn trƣớc rồi tiến dần về phía gốc, bộ rễ cây gần nhƣ ngừng sinh trƣởng, không còn khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng.

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh nhƣ chọn chồi khoẻ, sạch bệnh, xử lý chồi giống trƣớc khi trồng và định kỳ phun thuốc phòng trừ rệp sáp gây hại.

Công tác chăm sóc làm cỏ đƣợc duy trì thƣờng xuyên nên cây dứa sinh trƣởng tốt. Số hom Dứa ra hoa cuối vụ đã thu hoạch tại thôn Chúa là 1.619kg, trong tổng số 86.169 kg của 55 hộ trên địa bàn xã.

3.2.2.5. Nội dung thứ Năm

Tham gia, hỗ trợ lớp tập huấn quy trình kỹ thuật cây Chè theo tiêu chuẩn Vietgap (1 tuần). Tại hội trƣờng UBND Xã.

Công việc thực hiện

- Hỗ trợ cán bộ khuyến Nông xã phát tài liệu về quy trình buổi tập huấn cho ngƣời dân.

- Tham quan diện tích trồng Chè tại thôn Minh Tâm.

- Hỗ trợ cán bộ khuyến nông xã lập danh sách đăng kí lấy giống cây chè.

Kết quả

Qua buổi tập huấn tôi nhận thấy đƣợc hiệu quả kinh tế trồng cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP bền vững mang lại lợi nhuận cao, tăng sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất chè vẫn chƣa đƣợc ngƣời dân ủng hộ. Nguyên nhân là do diện tích trồng chè manh mún nên gặp nhiều hạn chế trong công tác hƣớng dẫn thực hiện theo đúng quy trình sản xuất. Nhận thức của ngƣời tiêu dùng về các sản phẩm của VietGAP còn hạn chế. Chƣa định hƣớng chính xác về nhu cầu, số lƣợng và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, chƣa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất chè. Vẫn còn

một bộ phận ngƣời sản xuất chƣa nhận thức đầy đủ về an toàn thực phẩm, chạy theo năng suất, chƣa chú trọng thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân.

Theo tôi trong các buổi tập huấn các giống cây mới nhƣ thế này thì cần phải có những định hƣớng đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, trƣớc khi tập huấn cần liên kết với những công ty có nhu cầu về sản phẩm để phần nào tạo đƣợc tâm lý ổn định cho ngƣời dân và hiệu quả mà buổi tập huấn đem lại sẽ cao hơn.

3.2.2.6. Nội dung thứ sáu

Xuống địa bàn các thôn, gặp mặt trao đổi trực tiếp với trƣởng thôn lấy số liệu vào phiếu thu thập thông tin diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông - Xuân năm 2017 tại 20 thôn bản.

Công việc thực hiện

- Lấy số liệu về diện tích Lúa, diện tích Ngô, diện tích Lạc.

- Trao đổi với trƣởng xóm về những khó khăn mà ngƣời dân gặp phải trong quá trình sản xuất và nguyện vọng của ngƣời dân.

Kết quả

Đƣợc trực tiếp trao đổi với trƣởng thôn nhƣ một CBNN thực sự đã giúp em nâng cao đƣợc kỹ năng cá nhân, tự tin hơn với công việc đƣợc giao. Hiểu thêm đƣợc tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã.

3.2.2.7. Nội dung thứ bảy

UBND xã Quang Minh đã triển khai kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm,đàn lợn.

Công việc thực hiện

-Cùng CBNN, cán bộ thú y xã cấp phát thuốc khử trùng, thuốc dịch tả lợn, thuốc lở mồm long móng, cho trƣởng thôn của 20 thôn để tổ chức tiêm phòng.

-Cùng CBNN lên kế hoạch triển khai và có nhiệm vụ thông báo cho các trƣởng thôn, để các trƣởng thôn thông báo cho các hộ dân chăn nuôi nắm đƣợc thông tin và thời gian tiêm phòng cùng phối hợp thực hiện.

Kết quả

Qua việc cấp phát thuốc em nhận thấy đƣợc công tác tiêm phòng chống dịch bệnh của xã chấp hành nghiêm chỉnh và đảm bảo để đàn gia súc khỏe mạnh không bị mắc bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao không gây tổn thất về kinh tế cho nhân.

3.2.2.8. Nội dung thứ tám

Xuống địa bàn thôn Minh tiến khảo sát cùng cán bộ thú y, CBNN về tình hình bùng phát dịch tai xanh ở Lợn.

Nội dung thực hiện

- Qua đánh giá của cán bộ thú y 5 hộ dân trong xóm có lợn mắc dịch tai xanh.

- Phát hiện ngƣời dân đã đem đi tiêu thụ một số lợn mắc dịch bệnh, lập kế hoạch vận động ngƣời dân tiêu hủy số lợn đã mắc bệnh đúng quy định.

Kết quả

Qua buổi khảo sát giúp tôi nắm bắt đƣợc tình hình dịch bệnh trong xã, tổng số lợn bị nhiễm dịch là 20 con và đã đƣợc xử lý kịp thời, tránh để lây lan sang những hộ khác.

3.2.2.9. Nội dung thứ chín

Cùng CBNN thống kê diện tích rừng đã trồng mới năm 2017 thực hiện Kế hoạch 162/KH-UBND, ngày 15/7/2016 của UBND huyện về chuyển đổi cải tạo vƣờn, đồi tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, giai đoạn 2016-2020.

Công việc thực hiện

- Phân loại trồng mới, trồng sau khai thác, trồng phân tán, trồng rừng theo dự án.

- Cho các hộ dân đăng kí thêm nhu cầu,chuyển đổi vƣờn tạp đất không có giá trị sang trồng cây có giá trị kinh tế cho năm 2018.

Kết quả

- Tổng diện tích đã chuyển đổi, cải tạo vƣờn đồi tạp sang trồng các loại cây khác có hiểu quả kinh tế là 81,1 ha/84ha kế hoạch đạt 96,5%. Trong đó chuyển đổi sang trồng cam 11,1ha, Trồng cỏ 6,8 ha vƣờn tạp, trồng chè 2,0 ha vƣờn tạp, trồng cây lâm nghiệp 55,6ha, trồng cây dƣợc liệu sâm ngọt trung quốc 5,6 ha đồi tạp.

- Nhƣ vậy, việc chuyển đổi, cải tạo vƣờn, đồi tạp đã đem lại hiểu quả kinh tế cho các hộ dân, đem lại mức thu nhập cao.

3.2.2.10. Nội dung thứ mười

Tham gia các hoạt động khác tại UBND xã Quang Minh

Công việc thực hiện

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)