Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 32)

2.1.1. Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam

Theo số liệu của NHNN các ngân hàng thƣơng mại gồm có: 04 NHTM Nhà nƣớc bao gồm: Agribank, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dƣơng; 31 NHTM Cổ phần; 02 ngân hàng liên doanh.

Về tổng tài sản, các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc có tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống, nhƣng trong cơ cấu vốn tự có lại nghiêng về các ngân hàng cổ phần.

Theo thống kê vừa đƣợc c p nh t từ Ngân hàng Nhà nƣớc, đến cuối tháng 11/2018, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt trên 10,8 triệu tỷ đồng, tăng 8,23% so với hồi đầu năm.

Trong đó, nhóm ngân hàng thƣơng mại do Nhà nƣớc là chủ sở hữu (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và Oceanbank) có tổng tài sản tăng 5,18% đạt trên 4,8 triệu tỷ đồng, giữ tỷ trọng cao nhất trong hệ thống với 44%.

Trong khi đó, tổng tài sản của các NHTM cổ phần tăng mạnh hơn với 9,07% đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,6% của hệ thống.

Vốn tự có của hệ thống ngân hàng cuối tháng 11/2018 là 785,66 nghìn tỷ, tăng 10,02% so với đầu năm. Trong đó vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chỉ tăng nhẹ 3,36% lên 263 nghìn tỷ. Trƣớc đó, 5 tháng đầu năm 2018, vốn tự có của khối ngân hàng này còn giảm 0,86%.

Vốn tự có của các ngân hàng cổ phần tăng mạnh 12,5% đạt gần 327 nghìn tỷ đồng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính cũng tăng mạnh 37,55%, vốn tự có

đã đạt trên 32 nghìn tỷ.

Mặc dù nỗ lực tìm các phƣơng án nhƣng vốn điều lệ của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc gần nhƣ không thay đổi, chỉ tăng nhẹ 0,08% đạt 147,9 nghìn tỷ. Trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tăng 22,12% đạt 262,3 nghìn tỷ đồng.

Với việc vốn điều lệ gần nhƣ không thay đổi trong 2 năm nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thieu (CAR) của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc cuối tháng 11 chỉ còn 9,33%, thấp hơn nhiều so với bình quân của hệ thống là 11,4%. CAR của các ngân hàng cổ phần đƣợc cải thiện lên 11,13%.

Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến cuối tháng 11/2018, cả 2 nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và cổ phần đều đã đƣợc đƣa về dƣới mức 40%, lần lƣợt đạt 31,43% và 33,77%.

Năm 2019, tổng tài sản của 24 ngân hàng khảo sát tăng 13,2% so với năm trƣớc. Top 10 ngân hàng có tổng tài sản cao nhất ngoài Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV còn có Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VPBank và SHB.

Số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất và thông tin công bố từ 24 ngân hàng trong nƣớc cho biết tổng tài sản của các ngân hàng tiếp tục tăng trƣởng trong năm 2019 đạt 9,36 triệu tỉ đồng, tăng 13,2% so với năm trƣớc.

Các ngân hàng thƣơng mại có vốn lớn của Nhà nƣớc tiếp tục là nhóm dan đầu với mức tài sản cao nhất. Trong đó, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất với 1,49 triệu tỉ đồng, tiếp đó là Agribank, VietinBank và Vietcombank. Tổng tài sản của 4 ngân hàng này chiếm tỉ trọng gần 58% trong số 24 ngân hàng đƣợc khảo sát.

Do SCB ngân hàng vốn có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng tƣ nhân chƣa công bố báo cáo tài chính nên Sacombank là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất với hơn 400 nghìn tỉ đồng.

Bảng 2.1: Tổng tài sản các ngân hàng cuối năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Ngân hàng Tổng Tài sản

Năm 2019 Năm 2018 Thay đổi (%)

1 BIDV 1.490.105 1.312.866 13,5% 2 Agribank 1.450.000 1.282.449 13,1% 3 VietinBank 1.240.789 1.164.290 6,6% 4 Vietcombank 1.223.981 1.074.027 14,0% 5 Sacombank 453.581 406.041 11,7% 6 MBBank 411.488 362.325 13,6% 7 Techcombank 383.699 320.989 19,5% 8 ACB 383.514 329.333 16,5% 9 VPBank 377.214 323.291 16,7% 10 SHB 365.643 323.276 13,1% 11 HDBank 229.477 216.057 6,2% 12 LienVietPostBank 202.058 175.095 15,4% 13 VIB 184.570 139.166 32,6% 14 Eximbank 167.538 152.652 9,8% 15 TPBank 164.594 136.179 20,9% 16 OCB 118.160 99.964 18,2% 17 Bắc Á 107.893 97.029 11,2% 18 ABBank 102.620 89.998 14,0% 19 NCB 80.394 72.422 11,0% 20 VietBank 68.962 51.672 33,5%

21 Bản Việt 51.809 46.552 11,3%

22 Kienlongbank 51.093 42.310 20,8%

23 PG Bank 31.620 29.900 5,8%

24 Saigonbank 22.813 20.374 12,0%

Tổng 9.363.617 8.268.256 13,2%

Nguồn: Báo cáo NHNN

2.1.2. Khái quát tình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Theo số liệu từ báo cáo tài chính và công bố thông tin của 24 ngân hàng trong nƣớc, tổng dƣ nợ cho vay ra nền kinh tế của các ngân hàng vào cuối năm 2019 là gần 6,5 triệu tỉ đồng, tăng 14,8% so với cùng kì năm trƣớc.

Bảng 2.2: Số dƣ cho vay của 24 NHTM tính đến năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Ngân hàng Cho vay khách hàng

Năm 2019 Năm 2018 Thay đổi (%)

1 Agribank 1.120.000 1.006.442 11,3% 2 BIDV 1.116.925 988.739 13,0% 3 VietinBank 935.271 864.926 8,1% 4 Vietcombank 734.707 631.867 16,3% 5 Sacombank 296.030 256.623 15,4% 6 ACB 268.701 230.527 16,6% 7 SHB 265.204 216.989 22,2% 8 VPBank 257.184 221.962 15,9% 9 MBBank 250.331 214.686 16,6% 10 Techcombank 230.802 159.939 44,3%

11 HDBank 146.324 123.132 18,8% 12 LienVietPostBank 140.523 119.193 17,9% 13 VIB 129.200 96.139 34,4% 14 Eximbank 113.255 104.043 8,9% 15 TPBank 95.644 77.185 23,9% 16 Bắc Á 72.933 63.979 14,0% 17 OCB 71.091 56.316 26,2% 18 ABBank 56.803 52.184 8,9% 19 VietBank 40.919 35.495 15,3% 20 NCB 37.911 35.282 7,5% 21 Bản Việt 33.995 29.690 14,5% 22 Kienlongbank 33.480 29.472 13,6% 23 PG Bank 23.697 22.052 7,5% 24 Saigonbank 14.557 13.671 6,5% Tổng 6.485.484 5.650.531 14,8%

Nguồn: Báo cáo NHNN

Từ số liệu trên ta thấy, 24 ngân hàng thƣơng mại đã cung ứng ra nền kinh tế gần 6,5 triệu tỉ đồng qua hoạt động cho vay. Trong đó, 10 ngân hàng cho vay nhiều nhất là các Ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV còn có các ngân hàng thƣơng mại khác nhƣ Sacombank, ACB, SHB, VPBank, MB, Techcombank.

Trong đó, lƣợng cho vay ra của 4 ngân hàng có vốn chủ sở hữu Nhà nƣớc gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV chiếm tỉ trọng trên 60% với 3,9 triệu tỉ đồng. Và trong các NHTM, Agribank là ngân hàng có số dƣ cho vay ra nền kinh tế lớn nhất, hơn 1,12 triệu tỉ đồng.

Ngoài ra, 10 ngân hàng có số dƣ cho vay lớn nhất còn có 6 ngân hàng cổ phần tƣ nhân gồm Sacombank, ACB, SHB, VPBank, MB, Techcombank (SCB chƣa công bố BCTC quí IV).

Hình 2.1: Các NHTM có dƣ nợ cao nhất năm 2019

Nguồn: Báo cáo NHNN Techcombank là ngân hàng có tăng trƣởng cho vay khách hàng cao nhất với 44,3%. Ngoài Techcombank có 4 ngân hàng khác có mức tăng trƣởng cho vay khách hàng trên 20% gồm: VIB, OCB, TPBank và SHB.

2.2. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.2.1. Thực trạng của nợ xấu:

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không the tránh khỏi nợ xấu, nhƣng đe nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài ở nội bảng hay ngoại bảng đều là vấn đề

nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam đã tích tụ từ nhiều năm trƣớc, khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu tăng lên nhanh chóng.

Nợ xấu trong hệ thống các NHTM Việt Nam bắt đầu có xu hƣớng tăng dần từ năm 2007 trong bối cảnh dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng cao trong khi chất lƣợng các khoản tín dụng và công tác quản trị phòng vệ rủi ro trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại còn yếu kém. Tốc độ tăng trƣởng nợ xấu lên tới mức cao 51% trong giai đoạn 2008 – 2011. Nợ xấu gia tăng giá trị lên đến 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dƣ nợ và tiếp tục tăng lên 4,86% tổng dƣ nợ vào cuối năm 2012, trƣớc khi giảm về mức 2,46% vào cuối năm 2016 và 2,56% vào cuối tháng 2/2017.

Dƣới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN), cùng với các giải pháp xử lý nợ xấu, cũng nhƣ các biện pháp kiem soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đƣợc các NHTM trien khai đồng bộ đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tín dụng, đồng thời giảm nợ xấu, đƣợc các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc đánh giá cao, đến cuối năm 2018 nợ xấu trong toàn hệ thống khoảng 1,89%.

Việc đƣa ra mục tiêu tỷ lệ nợ xấu gộp (gồm nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chƣa đƣợc xử lý và nợ xấu tiềm ẩn) về mức 3% đến năm 2020 thay cho chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thƣờng thấy trƣớc đây đã giúp cho công tác quản lý nợ xấu tại các cơ quan quản lý cũng nhƣ các NHTM đi vào thực chất hơn; trong công tác quản lý thì Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban, ngành có liên quan đã có nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, đặc biệt là Nghị quyết 42 đã giúp các NHTM tháo gỡ nhiều nút thắt trong công tác xử lý nợ xấu, vì v y công tác này đã đạt đƣợc nhiều thành quả khả quan. Đến cuối năm 2018, nợ xấu nội bảng giảm từ 2,55% năm 2015 xuống 1,89% và tỷ lệ nợ xấu gộp từ 10,08% năm 2016 xuống còn 5,85%. Nếu tính từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý đƣợc 968,89 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chỉ riêng năm 2018, toàn hệ thống đã xử lý đƣợc 163,14

nghìn tỷ đồng nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chƣa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của các NHTM tính đến hết tháng 8/2019 ở mức 4,84%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% cuối năm 2018. Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến cuối tháng 8/2019, các NHTM đã xử lý đƣợc 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 137,7 nghìn tỷ đồng.

2.2.2. Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trƣởng năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Số dƣ (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (Giảm) so

với cuối năm 2018 (%)

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 721.190,74 0,69

2 Công nghiệp và xây dựng 2.411.013,05 2,12

- Công nghiệp 1.593.200,48 2,12

- Xây dựng 817.812,57 2,11

3 Hoạt động Thƣơng mại, V n tải và

Viễn thông 2.086.195,47 0,89

- Thương mại 1.859.664,52 0,74

- Vận tải và Viễn thông 226.530,95 2,14

4 Các hoạt động dịch vụ khác 3.084.012,73 1,1

TỔNG CỘNG 8.302.412 1,31

Nguồn: Báo cáo NHNN

Đến cuối năm 2019, tín dụng tăng khoảng trên 13%, mức thấp nhất 3 năm trở lại đây. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, t p trung vào lĩnh vực

sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ƣu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đƣợc kiem soát ở mức hợp lý.

Ƣớc tính đến 31/12/2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng dƣ nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%. Đáng chú ý, trong dƣ nợ cho vay hoạt động dịch vụ khác, cho vay đối với ngành hoạt động làm thuê, sản xuất sản phẩm v t chất và dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trƣởng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng theo ngành, tỷ trọng tăng từ 9,8% năm 2017 lên khoảng 18,1% năm 2019.

Về xử lý nợ xấu, số liệu đƣợc Thanh tra, giám sát ngân hàng công bố ƣớc tính đến cuối tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ở mức 1,89%, hoàn thành mục tiêu dƣới 2% hồi đầu năm.

2.2.3. Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Trong thời gian qua, thị trƣờng tài chính Việt Nam đã có những chuyen biến tích cực, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu trong năm 2019 tăng trƣởng kinh tế đạt 6,8% và tăng trƣởng tín dụng đạt 14%, cần tiếp tục trien khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đồng thời, thực hiện kiem soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng gắn với tăng cƣờng xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trƣờng.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu gắn với cải cách kinh tế, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và tái thiết doanh nghiệp. Với các chính sách và công cụ phù hợp, Việt Nam đã, đang xử lý có hiệu quả đe từng bƣớc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống ngƣỡng an toàn, duy trì và bảo đảm an ninh tài chính, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, nợ xấu chỉ ảnh hƣởng tiêu cực khi không đƣợc xử lý, nó tích tụ đến ngƣỡng cao trong hệ thống tài chính hay rộng hơn là trong nền kinh tế. Khi đó, nợ xấu với quy mô lớn tác động qua lại giữa ba chủ the chính đại diện cho nền kinh tế là doanh nghiệp (DN), ngân hàng thƣơng mại (NHTM) và Nhà nƣớc. Mối liên hệ tác động này the hiện khi DN hoạt động kém hiệu quả hoặc bởi các yếu tố ndan đến không trả đƣợc lãi vay hoặc nợ gốc nên xuất hiện và tích tụ khoản phải trả tồn đọng trên bảng cân đối kế toán của DN. Khi đó, các NHTM sẽ xuất hiện tƣơng ứng khoản phải thu hay khoản cho vay tồn đọng hay nói cách khác là nợ xấu do không thu hồi đƣợc toàn bộ hay một phần lãi và/hoặc nợ gốc. Nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra trên diện rộng, do không xử lý đƣợc nên một lƣợng lớn vốn của nền kinh tế bị nằm chết/tồn đọng trong các DN dan đến sự suy giảm khả năng thanh khoản gây rủi ro đổ vỡ hệ thống. Nhƣ là một hệ quả, đe tránh đổ vỡ hệ thống ngân hàng và cứu các DN mắc nợ, nhà nƣớc thƣờng áp dụng các gói cứu trợ thông qua việc bơm một lƣợng tiền lớn cho hai chủ the còn lại.

Nhƣ v y, quan trọng là phải có sự đột phá trong xử lý nợ xấu đe phá vỡ vòng tác động qua lại này. Nếu không xử lý đƣợc vấn đề nợ xấu, DN bị suy giảm khả năng vay mƣợn từ cả ngân hàng và thị trƣờng vốn, ngân hàng bị ứ đọng vốn cho vay do đối tƣợng vay bị thu hẹp, chi phí vốn bị đẩy lên mức cao làm tăng chi phí sản xuất xã hội.

2.2.4. Nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại

Đầu năm 2020, theo Nghị quyết 01 của Thủ tƣớng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019, Chính phủ đã yêu cầu ngành ngân hàng phấn đấu đƣa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dƣới 2%; tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC hiện chƣa xử lý đƣợc và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu) về dƣới 5%.

Theo báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%, đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,98%. Cuối năm 2018, tỷ lệ này là 1,89% và cuối 2017 là 1,99%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chƣa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 3/2019 ở mức 5,88%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2017 và mức 7,36% cuối năm 2018. Có 15/24 ngân hàng đƣợc khảo sát kiem soát đƣợc tỷ lệ nợ xấu nội bảng dƣới mức 2%.

Về kết quả xử lý nợ xấu đƣợc xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý đƣợc 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 117,8 nghìn tỷ

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w