Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được ước tính bằng cách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương pháp phân tích tài chính và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (Trang 46 - 48)

ước tính giá trị của các tài sản so sánh. Các tài sản so sánh này được chuẩn hóa theo một biến số chung như : thu thập, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu

2.4.2 Điều kiện áp dụng :

- Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

2.4.3.Các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa vào thị trường

- Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp đang thẩm định và thị trường ước tính giá trị các doanh nghiệp này tương đối chính xác

- Tỷ số thị giá / thư giá cũng được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp, với tỷ số thị giá/thư giá bình quân của các công ty có những đặc điểm tương tự được sử dụng cho mục đích so sánh.

a) Phương pháp tỷ số giá bán /Thu nhập ( P/E : the price –earning raito): Công thức tính :Giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức :

V= Lợi nhuận ròng dự kiến * P/E Trong đó :

P/E = Ps / EPS Với

Ps: Giá mua bán cổ phần trên thị trường EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần

Tỷ số P/E của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển được công bố hàng ngày trên các tờ bán chuyên ngành và trên mạng Internet.

- Điều kiện áp dụng :Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp thẩm định và thị trường của các doanh nghiệp này tương đối chính xác. Thông thường nên chọn tỷ số P/E bình quân từ 3 đến 5 doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương tự có thể so sánh được với doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Ý nghĩa của tỷ số P/E :Tỷ số P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp

Khi tỷ số P/E của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác thì chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

- Ưu điểm : Các tỷ số khá đơn giản, và dễ dang tiếp cận.

- Nhược điểm :+ Các tỷ số này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá.

+ Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp. + Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp không có chứng khoán giao dịch trên thị trường, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ ; khi đó sẽ khó tìm thấy được các doanh nghiệp có thể so sánh được với doanh nghiệp cần thẩm định giá trên thị trường.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng, mục tiêu cuối cùng là xây dựng để trường tồn. Do vậy, cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Để thực hiện được mục tiêu này và cung cấp cho các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp với độ tin cậy cao thì phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, nhà cho vay, cổ đông, người lao động và nhà quản trị doanh nghiệp.

Xác định giá trị doanh nghiệp là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên trong cơ chế thị trường. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị

kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và các thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá.

Hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thuộc các tổng công ty theo các hình thức khác nhau như: Hình thức công ty mẹ ,công ty con, theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hình thức cổ phần hoá để tăng khả năng và quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn ngân sách. Do đó cần phải nắm bắt được thực trạng của từng doanh nghiệp để có các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình hiện nay. Vì vậy một đòi hỏi tất yếu để xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường thì phải phân tích tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp.

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của cô giáo và những người quan tâm để tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương pháp phân tích tài chính và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w