Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hệ thống phanh dầu trên ô tô

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh dầu trên ô tô (Trang 27)

3.3.1. Khi phanh xe có tiếng kêu ồn khác thường

a) Hiện tượng: Khi phanh xe có tiếng ồn khác thường ở cụm dẫn động phanh, đạp phanh

càng mạnh tiếng ồn càng tăng.

b) Nguyên nhân: bàn đạp phanh và ty đẩy mòn lỏng các chốt xoay.

c) Cách khắc phục: điều chỉnh lại hành trình của bàn đạp và ty đẩy, nếu mòn phải thay mới. Nếu má phanh bị mòn thì thay má phanh.

3.3.2. Phanh kém hiệu lực, bàn đạp phanh chạm sàn xe (phanh không ăn)

a) Hiện tượng: Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh chạm sàn, phanh không có hiệu lực.

b) Nguyên nhân:

- Dẫn động phanh: thiếu dầu phanh, mòn xilanh, pittong và cuppen hoặc hở đường ống dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng, lẫn nhiều không khí hoặc điều chỉnh sai hành trình tự do (quá lớn).

- Bộ trợ lực phanh hỏng (nếu có)

c) Cách khắc phục

Tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây nên có cách khắc phục khác nhau: - Nếu thiếu dầu phanh thì ta cho thêm dầu, mòn xilanh thì thay xilanh mới - Kiểm tra đường ống dầu phanh và chất lượng dầu phanh theo tiêu chuẩn - Kiểm tra bộ trợ lực phanh có vấn đề hay không?

3.3.3. Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên

a) Hiện tượng: Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên hay bị lệch đuôi xe. b) Nguyên nhân:

- Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải và trái không giống nhau.

- Bộ điều hòa lực phanh hỏng.

- Pít tông, xi lanh bánh xe (hay guốc phanh) bị kẹt về một bên bánh xe.

c) Cách khắc phục

28

- Điều chỉnh lại độ cao guốc phanh của hai bánh xe phía trước.

3.3.4. Bó phanh (phanh bó cứng)

a) Hiện tượng: Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay, nhưng cảm thấy có sự cản lớn (sờ tang trống bị nóng lên)

b) Nguyên nhân:

- Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong.

- Ty đẩy bị kẹt hoặc điều chỉnh không đúng kỹ thuật.

c) Cách khắc phục

- Kiểm tra lại quá trình điều chỉnh phanh tay, phanh chân, lò xo trong má phanh có bị hư

hay không.

- Kiểm tra xilanh có bị kẹt hay không, có bị khô dầu trong ắc quy hay không. Nếu có phải khắc phục ngay lập tức.

3.3.5 Bàn đạp phanh nặng nhưng phanh không ăn và xe bị rung giật

a) Hiện tượng: Khi vừa đạp phanh xe đã tạo lực phanh lớn, nhưng phanh không ăn, làm

rung giật xe.

b) Nguyên nhân:

- Bàn đạp cong, mòn chốt.

- Dẫn động phanh mòn xi lanh, pít tông. - Dầu phanh có nhiều không khí.

- Bộ trợ lực phanh hỏng.

c) Cách khắc phục

- Kiểm tra xem nếu má phanh bị mòn thì thay má phanh. - Thay bộ trợ lực phanh.

- Xả bớt không khí trong dầu phanh. 3.3.6 Chảy dầu phanh

a) Hiện tượng: Dầu phanh bị chảy trong hệ thống phanh, áp suất phanh giảm b) Nguyên nhân:

- Các chi tiết của tổng phanh như cuppen, xilanh, pit tông bị hỏng làm cho độ kín khít không tốt.

- Các đầu nối ren bị chờn hoặc bắt không chặt, các đường ống dầu bị nứt.

c) Cách khắc phục

- Kiểm tra, thay các chi tiết bị hỏng.

29

3.4. Liên hệ trên thực tế qua nghiên cứu hệ thống phanh dầu trên ô tô

Ngày nay, hệ thống phanh thủy lực trên ô tô đang phát triển một cách tiềm năng với nhiều cách kết hợp khác nhau. Tuy nhiên, phanh thủy lực bộc lộ nhiều khuyết điểm như lực phanh nhỏ, tỉ số truyền không lớn. Vì lý do ấy, hệ thống phanh thủy lực có trợ lực chân không đã ra đời góp phần quá trình điều khiển phanh nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn tăng được lực phanh. Có khá nhiều phương pháp trợ lực: trợ lực khí nén, trợ lực chân không, trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện…. Hiện nay sử dụng phổ biến là trợ lực khí nén, trợ lực thuỷ lực trên một số xe vận tải nặng và trợ lực chân không ở các xe du lịch và vận tải trung bình.

Đặc điểm của hệ thống trợ lực chân không, là sử dụng ngay độ chân không ở họng cổ hút của động cơ đưa vào một khoang của bộ trợ lực, khoang kia được thông với khí trời. Khi đạp phanh sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển mở van cho bộ trợ lực làm việc. Sự chênh lệch áp suất trong bộ trợ lực sẽ tạo ra một ngoại lực tác động vào xi lanh lực làm tăng áp suất trong dẫn động phanh, tăng lực phanh.

30

Hình 3.9 Sơ đồ trợ lực khí nén bố trí theo kiểu song song

1,8- Các xi lanh phanh; 7- Mạch dầu; 2- Bộ trợ lực; 9- Xilanh chính Tandem; 5- Bình chứa khí; 6- Cụm van điều khiển; 3- Đòn dẫn động; 4- Bàn đạp; 10- Bình dầu.

Hình 3.10 Dẫn động phanh thủy lực-khí nén bố trí theo kiểu nối tiếp 1- Phần cung cấp khí nén; 2- Bình chứa; 3- Bàn đạp và van tổng phanh

4- Bầu trợ lực; 5- Các xilanh phanh.

31

1- Máy nén; 2- Bình chứa dầu; 6- Bình chứa khí; 5- Tổng van phanh hai tầng; 3- Air master; 4- Cơ cấu phanh.

Hình 3.12 Dẫn động phanh thủy lực có trợ lực thủy lực

1- Van điều chỉnh áp suất; 2- Bơm dầu; 3- Van một chiều; 4- Bình tích năng; 5- Van an toàn; 6- Xilanh phanh chính tan dem; 7- Các xilanh phanh công tác; 8- Trợ lực; 9- Bàn đạp; 10- Xilanh công tác.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Cẩn (1987), Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.

[2] Nguyễn Phúc Hiểu (2002), Lý thuyết ô tô Quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

[3] Vũ Đức Lập & Phạm Đình Kiên (1998), Cấu tạo ô tô Quân sự Tập 1,2, NXB HVKTQS, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh dầu trên ô tô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)