Liên hệ trên thực tế qua nghiên cứu hệ thống phanh dầu trên ô tô

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh dầu trên ô tô (Trang 29 - 32)

Ngày nay, hệ thống phanh thủy lực trên ô tô đang phát triển một cách tiềm năng với nhiều cách kết hợp khác nhau. Tuy nhiên, phanh thủy lực bộc lộ nhiều khuyết điểm như lực phanh nhỏ, tỉ số truyền không lớn. Vì lý do ấy, hệ thống phanh thủy lực có trợ lực chân không đã ra đời góp phần quá trình điều khiển phanh nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn tăng được lực phanh. Có khá nhiều phương pháp trợ lực: trợ lực khí nén, trợ lực chân không, trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện…. Hiện nay sử dụng phổ biến là trợ lực khí nén, trợ lực thuỷ lực trên một số xe vận tải nặng và trợ lực chân không ở các xe du lịch và vận tải trung bình.

Đặc điểm của hệ thống trợ lực chân không, là sử dụng ngay độ chân không ở họng cổ hút của động cơ đưa vào một khoang của bộ trợ lực, khoang kia được thông với khí trời. Khi đạp phanh sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển mở van cho bộ trợ lực làm việc. Sự chênh lệch áp suất trong bộ trợ lực sẽ tạo ra một ngoại lực tác động vào xi lanh lực làm tăng áp suất trong dẫn động phanh, tăng lực phanh.

30

Hình 3.9 Sơ đồ trợ lực khí nén bố trí theo kiểu song song

1,8- Các xi lanh phanh; 7- Mạch dầu; 2- Bộ trợ lực; 9- Xilanh chính Tandem; 5- Bình chứa khí; 6- Cụm van điều khiển; 3- Đòn dẫn động; 4- Bàn đạp; 10- Bình dầu.

Hình 3.10 Dẫn động phanh thủy lực-khí nén bố trí theo kiểu nối tiếp 1- Phần cung cấp khí nén; 2- Bình chứa; 3- Bàn đạp và van tổng phanh

4- Bầu trợ lực; 5- Các xilanh phanh.

31

1- Máy nén; 2- Bình chứa dầu; 6- Bình chứa khí; 5- Tổng van phanh hai tầng; 3- Air master; 4- Cơ cấu phanh.

Hình 3.12 Dẫn động phanh thủy lực có trợ lực thủy lực

1- Van điều chỉnh áp suất; 2- Bơm dầu; 3- Van một chiều; 4- Bình tích năng; 5- Van an toàn; 6- Xilanh phanh chính tan dem; 7- Các xilanh phanh công tác; 8- Trợ lực; 9- Bàn đạp; 10- Xilanh công tác.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Cẩn (1987), Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.

[2] Nguyễn Phúc Hiểu (2002), Lý thuyết ô tô Quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

[3] Vũ Đức Lập & Phạm Đình Kiên (1998), Cấu tạo ô tô Quân sự Tập 1,2, NXB HVKTQS, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hệ thống phanh dầu trên ô tô (Trang 29 - 32)