Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên (Trang 29 - 102)

- Phương pháp thống kê mô tả:

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Thứ nhất, bối cảnh kinh tế: Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái hoặc bất ổn thì một tổ chức cần phải duy trì lao động có tay nghề, giảm chi phí lao động. Khi nền kinh tế phát triển phồn thịnh hoặc ổn định thì tổ chức lại có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực. Việc mở rộng sản xuất đòi hỏi tổ chức đó phải tuyển dụng thêm lao động có trình độ và tay nghề, đòi hỏi tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc”.

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nguồn nhân lực trong tổ chức. Tổ chức một mặt phải duy trì các nguồn nhân lực có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí nguồn nhân lực tổ chức phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nguồn nhân lực tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

Thứ hai, chính sách, pháp luật: Luật pháp ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển nguồn nhân lực, trong đó có phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị, tổ chức nhà nước nước. Ở Việt Nam, Luật Lao động được ban hành nhằm chi phối mối quan hệ nguồn nhân lực trong tất cả các tổ chức nhà nước và các hình thức sở hữu khác”.

Thứ ba, dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng nguồn nhân lực hàng năm cần việc làm cao thì tổ chức có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng.

Dân số tăng nhanh làm tăng lực lượng lao động hàng năm. Thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực vì nó phản ánh nguồn cung cấp lao động trên thị trường và là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập các kế hoạch bổ sung nguồn lực.

Thứ tư, văn hoá- xã hội: Các quan niệm về đạo đức, các chuẩn mực xã hội, các quan niệm về lối sống, thẩm mỹ, các tập quán, trình độ học vấn, văn hoácũng

phần nào làm cho việc chọn nghề nghiệp diễn ra khó khăn hơn, nhất là đối với những người có trình độ văn hoá tương đối khá. Mức sống xã hội tăng lên làm thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi. Người lao động ngày nay đòi hỏi nhiều hơn về thời gian nghỉ ngơi, cơ hội tham gia các ngày lễ, hội hè, tham quan nghỉ mát. Mặt khác, xu hướng bình đẳng trong lao động đã làm cho lực lýợng lao ðộng nữ tham gia làm việc ngày càng tãng, ðòi hỏi các tổ chức phải có sự quan tâm thích đáng trong chính sách tuyển dụng lao động nữ.

Các quan niệm về đạo đức, các chuẩn mực xã hội, các quan niệm về lối sống, thẩm mỹ, các tập quán, trình độ học vấn, văn hoá cũng phần nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Mức sống xã hội tăng lên làm thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi. Nguồn nhân lực ngày nay đòi hỏi nhiều hơn về thời gian nghỉ ngơi, cơ hội tham gia các ngày lễ, hội hè, tham quan nghỉ mát.

Thứ năm, ““đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất vì vậy tổ chức phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các tổ chức phải có chính sách nguồn nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong tổ chức. Ngoài ra tổ chức còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nguồn nhân lực làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu tổ chức không thực hiện tốt chính sách nguồn nhân lực thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những người có trình độ, tổ chức sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nguồn nhân lực không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề””.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về khái niệm và tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, đồng thời nghiên cứu 5 nội dung cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, bao gồm: Quy hoạch nguồn nhân lực; tuyển dụng nguồn nhân lực; Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân

lực; Đánh giá và đãi ngộ nguồn nhân lực.

Đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức với 2 nhóm yếu tố bên trong tổ chức và yếu tố bên ngoài tổ chức.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN

2.1. Khái quát về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên

Tiền thân của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên là Ban đại diện vật tư nhà nước, trực thuộc Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 997/TTg ngày 07/08/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Theo từng thời kỳ phát triển của đất nước đơn vị thay đổi nhiều tên gọi, đến nay mang tên là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên (thuộc 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chính. Giai đoạn đầu mới thành lập trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, lực lượng cán bộ còn mỏng, cơ sở vật chất kho tàng còn đơn sơ lạc hậu, nhưng với ý chí kiên cường, dũng cảm đội ngũ những cán bộ làm công tác dự trữ đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Từ những ngày đầu với biết bao khó khăn vất vả của nhiều thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên đã tạo dựng được một hệ thống kho tàng, cơ sở vật chất tương đối ổn định, bảo quản một khối lượng hàng hóa dự trữ quốc gia trị giá hàng trăm tỷ đồng; quản lý các đơn vị trực thuộc phân bố trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với 150 cán bộ, công chức và người lao động, trong đó có trên 41 % đạt trình độ đại học và trên đại học.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên - Về kinh tế:

Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bình Trị Thiên có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng và kho bạc Nhà nước thuộc địa bàn hoạt động của Cục.

Căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao, khả năng của Cục và tình hình phát triển kinh tế của địa phương, Cục tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch dài hạn,

ngắn hạn, tổ chức nhập, xuất, bảo quản an toàn, đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư, tài sản Nhà nước, phòng chống cháy nỗ, bão lụt, đảm bảo an toàn kho tàng đơn vị trong mọi tình huống .

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định mọi nguồn lực gồm: Các nguồn vốn, phí; cơ sở vật chất kỷ thuật (kho tàng, phương tiện làm việc, nhà làm việc, phương tiện vận tải...) lực lượng lao động và quỹ lương v.v...

Với chức trách, nhiệm vụ được giao là đơn vị hành chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước trên địa bàn chiến lược miền Trung của 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên (Cục Dự trữ Bình Trị Thiên) có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý dự trữ nhà nước.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ.

- Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp Luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng quỹ dự trữ nhà nước trên địa bàn; xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao; bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác, bảo đảm kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả, phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát việc xuất, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước, thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định; thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, giữ gìn an toàn hàng dự trữ theo đúng các quy định.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2; quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; bảo đảm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ nhà nước.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ được giao; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của đơn vị; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Báo cáo với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phối hợp với các cơ quan chuyên môn địa phương trong quá trình triển khai quy hoạch, kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, cứu trợ, cứu nạn, tham gia bình ổn thị trường trên địa bản.

- Ban hành các quy định, quy chế quản lý đơn vị, ban hành quyết định cá biệt theo thẩm quyền; được ký văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc các văn bản được Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước uỷ quyền.

- Được quan hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Khu vực Bình Trị Thiên được xây dựng như sau (Xem hình 2.1): CỤC TRƯỞNG Phòng Thanh tra Kỹ thuật bảo quản Tổ chức hành chính Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch & QLHDT Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Chi cục Dự trữ Thừa Thiên Huế Chi cục Dự trữ Quảng Trị Chi cục Dự trữ Vĩnh Linh Chi cục Dự trữ Đồng Hới Chi cục Dự trữ Quảng Trạch

Hình 2.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý của Cục Dữ trữ Nhà nước Bình Trị Thiên

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Trong đó chức năng hoạt động cụ thể từng bộ phận như sau:

+ Ban lãnh đạo Cục:

Cục Trưởng điều hành mọi hoạt động chung của Cục theo chế độ một Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước Tổng Cục trưởng về mọi kết quả hoạt động của mình.

Giúp việc cho Cục Trưởng có các Phó Cục trưởng. Phó Cục trưởng được Cục Trưởng giao một phần công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Cục Trưởng về kết quả công việc được giao. Cục Trưởng và phó Cục Trưởng do Tổng Cục Trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm .

+ Phòng tổ chức - hành chính:

Có chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý công văn, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, quản

lý hành chính, lao động tiền lương, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của đảng, Nhà nước và các quy định của ngành, nội quy cơ quan đã đề ra.

+ Phòng kế toán tài chính:

Có chức năng nhiệm vụ quản lý tốt vốn hàng hoá Cục, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí của đơn vị đúng nguyên tắc đúng chế độ quy định quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính Chi Cục, hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra Công tác quản lý kế toán tài chính các Chi Cục dự trữ trực thuộc. Tham mưu cho Cục trưởng về lĩnh vực kế toán tài chính. Kiểm tra giám sát các hoạt động về Công tác quản lý tài chính. Chấp hành chế độ lập và báo cáo thanh quyết toán tài chính.

+ Phòng thanh tra:

Thực hiện Công tác quản lý thanh tra, bảo vệ nội bộ về thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, an ninh trật tự, an toàn hàng hoá và tài sản của Cục. Thường trực giải quyết khiếu nại tố cáo của cán bộ công nhân viên và của nhân dân thuộc thẩm quyền.

+ Phòng kế hoạch:

Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá dự trữ Quốc gia cho các Chi cục Dự trữ thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Chi cục việc thực hiện kế hoạch được giao. Tổng hợp thông tin, báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng hoá theo tháng, quý, năm cho Cục.

+ Phòng kỹ thuật bảo quản:

Quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ quốc gia. Xây dựng kế hoạch công tác bảo quản hàng tháng, quý, năm phù hợp với từng loại hàng hoá dự trữ; nghiên cứu, đề xuất các phương pháp bảo quản mới phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại.

+ Tổ chức bộ máy các Chi cục Dự trữ trực thuộc Cục Dữ trữ Bình Trị Thiên:

- Chi cục DTNN Quảng Trạch - Chi cục DTNN Thừa Thiên Huế - Chi cục DTNN Đồng Hới - Chi cục DTNN Vĩnh Linh

- Chi cục Dự trữ Quảng Trị

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên (Trang 29 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w