Kỹ thuật bảo dưỡng bộ ly hợp

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuấn Anh-68DCOT20006 (Trang 44 - 45)

• Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.

Ảnh hưởng của hành trình tự do bàn đạp ly hợp tới tình trạng làm việc của ly hợp :

HTTD bàn đạp ly hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp ( khi chịu lực tác dụng) mà chưa có tác dụng mở ly hợp. Với ly hợp dẫn động cơ khí, là khoảng cách ban đầu từ vòng bi mở tới mặt phẳng chứa các đầu cần tách, được quy về tương ứng trên bàn đạp.

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá nhỏ làm cho ly hợp nhanh bị “trượt’’. Nếu không có, ly hợp sẽ bị “trượt’’ hoàn toàn. ly hợp bị trượt sẽ làm giảm khả năng truyền mô men hoặc không thể truyền mô men xoắn của động cơ tới hệ thống truyền lực dẫn đến giảm lực kéo ở các bánh xe chủ động hoặc giảm vận tốc chuyển động của ôtô, ly hợp bị trượt còn làm cho đĩa ép và đĩa ma sát bị mòn nhanh, bề mặt tấm ma sát bị rạn nứt,vòng bi mở bị mòn nhanh, tuổi thọ của bộ ly hợp giảm.

Hành trình tự do của ly hợp quá lớn làm cho ly hợp cắt động lực không hoàn toàn,được gọi đó là hiện tượng “dính” ly hợp. ly hợp bị ‘dính’ làm cho việc thay đổi số khó khăn, gây va đập làm sứt mẻ các vành răng, các bánh răng của hộp số. Vì vậy quá trình sử dụng cũng như bảo dưỡng cần kiểm tra và điều chỉnh đúng với tiêu chuẩn quy định.

Kiểm tra và điều chỉnh:

HTTD bàn đạp ly hơp của xe ôtô KAMAZ - 5511 là: 30-40( mm)

Kiểm tra: khi kiểm tra phải có thước chuyên dùng. Tiến hành đo 3 lần ,trị số trung bình của 3 lần đo là hành trình tự do của bàn đạp ly hợp đó, so sánh vơi tiêu chuẩn của nó nếu không đúng thì phải kiểm tra lại.

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuấn Anh-68DCOT20006 (Trang 44 - 45)