2.1.3.1. Lương giáo viên vẫn còn tương đối thấp
Giáo viên được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, giáo dục là ngành nghề không thể thiếu trong xã hội con người từ trước đến nay. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều giáo viên phải bỏ nghề vì lương thấp, thu nhập không đủ để trang trải chi phí của cuộc sống.
Khi cuộc sống giáo viên còn khó khăn về kinh tế thì giáo viên phải làm thêm nhiều nghề tay trái nữa để kiểm sống. Nhìn vào đội ngũ giáo viên hiện nay, đa số người làm thêm để tăng thu nhập cho mình.Việc giáo viên tham gia các công việc khác nhau như bán hàng online, quảng cáo, thì chẳng có sao cả bởi đó là công việc làm thêm chân chính của mỗi con người.
Việc giáo viên tham gia các công việc khác như bán hàng, quảng cáo thì chẳng có sao cả bởi đó là công việc làm thêm chân chính của mỗi con người.
4 Cổng thông tin điện tử viện kiểm sát nhân dân tối cao. (23/4/2021). Toàn văn Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải
cách chính sách tiền lương.Truy cập từ https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/toan-van-nghi-quyet-so-27- nqtw-ve-cai-cach-chinh-s-d8-t1372.html?Page=5#new-related
28
Nhưng giá như, cuộc sống đủ đầy hơn, lương hàng tháng tốt hơn thì đâu đến nỗi nhiều thầy cô giáo quá tập trung vào việc bán hàng, quảng cáo hàng mà xao nhãng chuyên môn chính của mình.
Có một bộ phận giáo viên đang dạy thêm thì họ có nguồn thu nhập tương đối ổn định và có cuộc sống rất tốt nhưng phải nói thật là số giáo viên này không nhiều, chỉ tập trung vào một số môn, ở một số khu vực. Phần đông giáo viên đang phải làm thêm nhiều việc khác nhau để tồn tại với nghề đó là một thực tế mà ai cũng thấy.
Nhất là đối với những giáo viên hợp đồng, đồng lương thấp, ký theo tiết thì hết năm học là không có lương, lại lo ký hợp đồng mới thì cuộc sống còn vất vả hơn nữa.
Một khi xã hội mong muốn có những người thầy tận tâm, tận hiến, hết lòng vì học sinh, vì nền giáo dục nước nhà thì người thầy cũng mong muốn cuộc sống của mình sẽ bớt khó khăn để chỉ tập trung cho chuyên môn của mình.
Thế nhưng, có lẽ mong muốn cũng chỉ là mong muốn thôi bởi đó là tình hình chung của mọi công- viên chức nhà nước. Nhưng, một khi chúng ta chưa giải được bài toán này thì cái vòng luẩn quẩn cứ lặp đi, lặp lại.
Đồng lương eo hẹp thì giáo viên phải làm thêm và chất lượng giáo dục bị thách thức. Vì thế, câu hỏi: bao giờ giáo viên sống được bằng lương vẫn là câu hỏi khó trả lời nhất đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay.
2.1.3.2. Thay đổi tích cực về lương giáo viên khi thực hiện Luật giáo dục
Chính sách tiền lương đối với nhà giáo là một chính sách đặc biệt quan trọng, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính, bảo đảm đời sống nhà giáo và gia đình.
2.1.3.2.1. Lương mới không thể thấp hơn mức hiện hưởng
Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ nhưng bỏ phụ cấp thâm niên.
29
Ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay hệ thống bảng lương hiện hành, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Chính sách tiền lương đối với nhà giáo là một chính sách đặc biệt quan trọng, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính, bảo đảm đời sống nhà giáo và gia đình; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, tạo động lực cho nhà giáo yên tâm cống hiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và đổi mới giáo dục phổ thông. Chính sách tiền lương ngành giáo dục phải thể hiện được quan điểm của Đảng, Nhà nước nêu tại Hiến pháp và các nghị quyết trung ương.
Chính sách tiền lương mới sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù công việc của nhà giáo. Lương mới của nhà giáo (bao gồm lương cơ bản và phụ cấp ưu đãi nghề) sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng, mặc dù trong xây dựng chính sách tiền lương mới, nhà giáo không có bảng lương riêng và phụ cấp thâm niên như hiện nay.
2.1.3.2.2. Không còn chênh lệch lớn giữa GV mới ra trường và GV có thâm niên
Khi chính sách mới về lương thưởng cho giáo viên được áp dụng vào ngày 01/7/2022, trả theo vị trí việc làm thì sẽ rút ngắn khoảng cách mức lương giữa người mới ra trường và GV có thâm niên lâu năm như hiện nay.
“Khi áp dụng chế độ trả lương theo vị trí việc làm, thu nhập sẽ được chi trả theo vị trí hiệu trưởng, GV, nhân viên... với mức cụ thể nên GV mới ra trường hay đã công tác trong ngành giáo dục 10 hay 20 năm, có bằng cấp chuẩn hay vượt chuẩn cũng không tác động đến việc lương cao hay thấp. Trong khi đó, trước đây, sau 5 năm công tác đầu tiên, GV sẽ được xếp phụ cấp thâm niên với mức 5% lương đang hưởng, mỗi năm công tác tiếp theo sẽ tăng thêm 1%. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết GV tham gia nâng chuẩn trình độ đào tạo được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ
30
cấp theo quy định của pháp luật. Điều này làm cho các thầy cô giáo có thể hoàn toàn yên tâm tham gia đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định. ”5
2.1.3.3. Chính sách tiền lương hiện này tác động đến giáo viên
Nhiều người khi so sánh lương giáo viên với các ngành nghề khác đều đưa ra nhận định là lương giáo viên thấp. Thực tế, lương giáo viên dạy ở các trường công lập có thâm niên dưới 15 năm hiện nay có khi còn thấp hơn lương của một lao động phổ thông mới vào nghề- đó là một sự thật.
Còn đem so sánh lương giáo viên với các ngành nghề kinh doanh khác thì còn thấp hơn nhiều vì các ngành nghề này thường làm và hưởng lương theo sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp, của công ty…
Tuy nhiên, nếu so sánh như vậy e rằng không ổn mà phải so sánh giữa lương giáo viên với những ngành nghề cũng là viên chức, công chức- những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ rõ hơn.
Hiện nay, lương giáo viên được trả theo bằng cấp và hệ số giống như mọi ngành nghề khác (trừ công an và quân đội). Chẳng hạn, người có trình độ đại học thì khi mới vào nghề hưởng hệ số 2,34 thì ngành nào cũng như nhau. Nhưng có phụ cấp ưu đãi và sau 5 năm công tác thì giáo viên hơn các ngành nghề khác là có thêm phụ cấp thâm niên nhà giáo. Như vậy, nếu nói về lương của cán bộ, công chức, viên chức thì nhà giáo chỉ đứng sau lương của lực lượng vũ trang.
Thế nhưng, thực tế thì đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn bởi mặt bằng chung của lương vẫn chưa thể đáp ứng được cuộc sống của họ- nhất là những người lao động trực tiếp mới vào nghề.
2.1.3.4. Lương giáo viên có những cải thiện trong năm 2022
Từ năm 01/7/2022 trở đi, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên sẽ có những thay đổi rõ rệt so với hiện nay. Cách tính lương theo
5 Báo Thanh Niên (04/07/2020). Lương giáo viên ra sao khi thực hiện luật giáo dục. Truy cập từ:
31
mức lương cơ sở và hệ số lương không còn được duy trì, thay vào đó là tính lương theo vị trí việc làm.
Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác.
Trong đó, mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau. Tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác như hiện nay.
Khi chính sách tiền lương mới được chính thức thực hiện vào năm 01/07/2022 thì lương giáo viên được trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp nên các nhà giáo cũng cần biết và chuẩn bị tâm thế để đón nhận sự thay đổi này.
2.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến tiền lương của giáo viên ở nước ta hiện nay nay
2.2.1. Lương cơ sở
Theo Mục 3.1.c Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW, từ năm 2021 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng.
Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 sẽ không còn dựa trên mức lương cơ sở mà sẽ được tính căn cứ theo nhiều yếu tố trong đó có yếu tố là mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 1/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
32
Như vậy, sẽ tiếp tục áp dụng lương cơ sở là căn cứ tính lương giáo viên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (sẽ không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng), đồng thời duy trì mức hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như hiện nay.
2.2.2. Phụ cấp thâm niên
Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, một trong những nội dung cải cách chính sách tiền lương là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng (trừ quân đội, công an và cơ yếu). Tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Ngoài ra, tại Nghị quyết 27/NQ-TW còn quy định ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên thì một số loại phụ cấp sau đây cũng bị bãi bỏ:
Thứ nhất, phụ cấp ưu đãi theo nghề (vì sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gọi chung là phụ cấp theo nghề).
Thứ hai, phụ cấp thu hút (vì sẽ được gộp với phụ cấp đặc biệt và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gọi chung là phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn).
Như vậy, nếu theo đúng dự kiến thì từ ngày 01/7/2022, những giáo viên đang được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này nữa.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ được dời lại. Theo đó, giáo viên các cấp sẽ tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thâm niên như hiện nay cho đến 01/7/2022.
2.2.3. Vị trí việc làm
Theo Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Lương giáo viên sẽ được trả theo vị trí việc làm, theo tính
33
chất phức tạp của nghề nghiệp bắt đầu vào năm 2021, chính sách trả lương mới này đã thể hiện được tinh thần về cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương.
Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
Thứ nhất, cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
Thứ hai, điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Hội nghị lần thứ 13 đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
2.2.4. Lộ trình
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW quy định sẽ thực hiện tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình sau:
Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Có thể thấy, hiện nay lương của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và lương giáo viên nói riêng thấp hơn so với lương của người lao động làm tại khu vực doanh nghiệp. Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW thì mức chênh lệch này sẽ được thu hẹp lại. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức định kỳ sẽ được nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân
34
sách nhà nước. Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức trong đó có lộ trình tăng lương đã bị dời lại kể từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
2.3. Giải pháp thực hiện chế độ tiền lương của giáo viên ở nước ta thời gian tới 2.3.1. Giải pháp thứ nhất 2.3.1. Giải pháp thứ nhất
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy mạnh mẽ giảm trường công lập, tăng trường tư thục.
Đã có thời gian các trường dân lập, tư thục bị “chèn ép”, hoạt động khó khăn thì nay đã đến lúc tạo mọi điều kiện tối đa cho các trường ngoài công lập như dân lập, tư thục kể cả bán công hoạt động mạnh mẽ.
Việc mở rộng các trường ngoài công lập sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có việc làm, giảm số lượng học sinh học tại các trường công lập, thì đương nhiên sẽ giảm biên chế giáo viên.
Các trường ngoài công lập hoạt động hiệu quả, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, thu nhập giáo viên ngoài công lập phù hợp đương nhiên sẽ có nhiều giáo viên đang giảng dạy công lập chuyển sang dạy ngoài công lập, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, đồng thời lại còn tăng nguồn thu ngân sách (thuế).
Các trường dân lập, tư thục phát triển mạnh mẽ tạo môi trường học tập cạnh tranh, các trường công lập, ngoài công lập đều phải tìm mọi cách để thu hút học sinh tạo ra lực lượng học sinh giỏi, tốt về mọi mặt.
Thiết nghĩ, các trường ngoài công lập phát triển thì mọi thứ đều tốt hơn, chất lượng học sinh cũng sẽ tốt hơn, môi trường cạnh tranh hơn.