2.3.1. Giải pháp thứ nhất
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy mạnh mẽ giảm trường công lập, tăng trường tư thục.
Đã có thời gian các trường dân lập, tư thục bị “chèn ép”, hoạt động khó khăn thì nay đã đến lúc tạo mọi điều kiện tối đa cho các trường ngoài công lập như dân lập, tư thục kể cả bán công hoạt động mạnh mẽ.
Việc mở rộng các trường ngoài công lập sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có việc làm, giảm số lượng học sinh học tại các trường công lập, thì đương nhiên sẽ giảm biên chế giáo viên.
Các trường ngoài công lập hoạt động hiệu quả, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, thu nhập giáo viên ngoài công lập phù hợp đương nhiên sẽ có nhiều giáo viên đang giảng dạy công lập chuyển sang dạy ngoài công lập, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, đồng thời lại còn tăng nguồn thu ngân sách (thuế).
Các trường dân lập, tư thục phát triển mạnh mẽ tạo môi trường học tập cạnh tranh, các trường công lập, ngoài công lập đều phải tìm mọi cách để thu hút học sinh tạo ra lực lượng học sinh giỏi, tốt về mọi mặt.
Thiết nghĩ, các trường ngoài công lập phát triển thì mọi thứ đều tốt hơn, chất lượng học sinh cũng sẽ tốt hơn, môi trường cạnh tranh hơn.
Đã hết thời, bấu víu mãi vào “bầu sữa” ngân sách.
35
Nhà nước cần tập trung ngân sách chăm lo cho nhóm yếu tế, không làm dịch vụ giáo dục có thu phí.
Hiện nay bậc học mầm non và phổ thông vẫn còn tập trung quá nhiều ưu đãi chính sách cho trường công lập và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng với khối tư thục.
Hệ thống trường chuyên lớp chọn (dù Nghị quyết Trung ương chỉ đạo bỏ trường chuyên lớp chọn bậc trung học cơ sở, nhiều nơi vẫn duy trì dưới hình thức khác), trường công lập chất lượng cao, trường công lập tự chủ tài chính, hệ song bằng, tiếng Anh tích hợp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hưởng lợi thế chiếu trên so với các trường tư thục.
Nhóm trường công lập này được ngân sách ưu tiên đầu tư, được thu học phí cao không khác gì trường tư thục, lại được ưu tiên tuyển sinh "vét" cạn nguồn học sinh khá giỏi.
Ngoài một số trường tư thục đã có thương hiệu, hầu hết các trường tư thục còn lại phải chấp nhận tuyển các em có lực học yếu, kém, thậm chí nghịch ngợm mà trường công không nhận. Đây là nhóm yếu thế cần sự quan tâm của Nhà nước, lại đang do khối tư thục, giáo dục thường xuyên - dạy nghề gánh vác.
Chính điều này khiến cho nhóm trường tư thục tốp dưới, nhất là các cơ sở mới thành lập và chưa gây dựng được thương hiệu, cực kỳ khó khăn trong tuyển sinh, lại bị cạnh tranh và đối xử bất bình đẳng.
Các trường tư thục mà không phát triển mạnh mẽ, tinh giản biên chế giáo viên công lập bất khả thi, theo đó việc tăng lương cũng khó và có tăng cũng không đáng kể so với mức độ chi tiêu hiện nay.
Ngân sách nhà nước nên tập trung cho nhóm yếu thế trong xã hội và các bậc học thấp (mầm non, tiểu học), thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ các bậc học cao hơn (trung học cơ sở trở lên), bãi bỏ các chính sách ưu ái một nhóm trường công như hiện nay.
36
Nói cách khác, Nhà nước cần rút hoàn toàn khỏi dịch vụ giáo dục có thu phí như song bằng, chất lượng cao, tiếng Anh liên kết...Hãy để cho khối tư thục làm.
Song song với các giải pháp chính sách này, Nhà nước, ở đây là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải đổi mới và hoàn thiện công cụ đánh giá hiệu quả, sức lao động của đội ngũ giáo viên công lập làm tiêu chí để trả lương, cần phải loại bỏ bằng được các giấy phép con nặng hình thức và không thực chất như các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học và thay thế bằng các tiêu chí bám sát chất lượng đầu ra của học sinh.
Có như vậy giáo dục mới phát triển, chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng đời sống giáo viên mới có thể cải thiện.
37
KẾT LUẬN
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đội ngũ giáo viên có vai trò, ý nghĩa to lớn, có tính quyết định đến chất lượng giáo dục. Do đó muốn phá triển đội ngũ giáo viên phải nâng cao chất lượng sống của giáo viên song song với việc đào tạo chuyên môn. Nâng cao chất lương chất sống cho giáo viên thì việc tăng lương là việc làm tất yếu. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương, đồng thời phần tiết kiệm được do nâng cao năng suất lao động và dùng để tăng lương lại là động lực thúc đẩy chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”. Điều này giải quyết được những bất cập cho những người mới vào ngành khi hệ số lương như hiện tại là quá thấp. Cho nên, chính sách tiền công phải được đạt trong tổng thể chính sách phân phối và tái phân phối, bảo đảm công bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và có sự quản lý của Nhà nước.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. VnResource Enterprise BusinessPartner. (14/08/2020). Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.Truy cập từ https://vnresource.vn/hrmblog/vai-tro-y-nghia- va-cac-nhan-to-anh-huong-den-tien-luong/
4. Vũ Thị Giang, & Đỗ Doãn Tú (Trường Đại học Công đoàn). (07/08/2019 ).Tiền lương và vai trò của tiền lương trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Truy cập từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tien-luong-va-vai-tro- cua-tien-luong-trong-viec-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep- 64368.html
5. VnResource Enterprise BusinessPartner. (14/08/2020). Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.Truy cập từ https://vnresource.vn/hrmblog/vai-tro-y-nghia- va-cac-nhan-to-anh-huong-den-tien-luong/
6. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 213.
7. Báo Thanh Niên (04/07/2020). Lương giáo viên ra sao khi thực hiện luật giáo dục. Truy cập từ https://thanhnien.vn/giao-duc/luong-giao-vien-ra-sao-khi-thuc-hien-luat- giao-duc-1247009.html
8. Nguyễn Hà Ánh Phương. Những ưu điểm và hạn chế của chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công ở Việt Nam. Truy cập từ https://toc.123doc.net/document/ 1006506-nhung-uu-diem-va-han-che-cua-chinh-sach-tien-luong-co-so-trong-khu-vuc- cong-tai-viet-nam.html
9. PGS.TS. Trần Xuân Cầu- Tổng chủ biên. (2008). Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,
39
10. PGS.TS. Nguyễn Viết Thông- Tổng chủ biên, (03/2018), Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
11. Nguyễn Hương. (13/11/2020). Bảng lương giáo viên năm 2021 (chỉ áp dụng đến ngày 20/3/2021). Truy cập từ https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/bang-luong-giao- vien-2021-566-27326-article.html
12. Nguyễn Hương. (3/2/2021). Bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021. Truy cập từ https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/bang-luong-giao-vien-2021-566- 28858-article.html
13. Tuệ Nguyễn, & Bích Thanh. (04/07/2020). Lương giáo viên ra sao khi thực hiện luật Giáo dục?. Truy cập từ https://thanhnien.vn/giao-duc/luong-giao-vien-ra-sao-khi-thuc- hien-luat-giao-duc-1247009.html
14. Nghị quyết 27-NQ/TW. (21/05/2018). NGHỊ QUYẾT HỘI LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII. Truy cập từ https://hethongphapluat
.com/nghi-quyet-27-nq-tw-nam-2018-ve-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-doi-voi-can- bo-cong-chuc-vien-chuc-luc-luong-vu-trang-va-nguoi-lao-dong-trong-doanh-nghiep- do-ban-chap-hanh-trung-uong-ban-hanh.html
15. Báo Dân Trí (03/05/2018). Đề án cải cách chính sách tiền lương có gì mới. Truy cập từ https://dantri.com.vn/an-sinh/de-an-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-co-gi-moi-
20180503122212768.htm
16. Cổng thông tin điện tử viện kiểm sát nhân dân tối cao. (23/4/2021). Toàn văn Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Truy cập từ https:// vksndtc.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/toan-van-nghi-quyet-so-27-nqtw-ve-cai-cach- chinh-s-d8-t1372.html?Page=5#new-related