Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam pot (Trang 80 - 84)

NHNN cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM Việt Nam cũng như chi nhánh NHTM nước ngoài đều phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động Ngân hàng hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn cho các NHTM. NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan chỉnh sửa, bổ sung các văn bản cần thiết để các NHTM hoạt động an toàn hơn.

Trung tâm tín dụng CIC của NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Trung tâm CIC cần kết hợp chặt chẽ với các NHTM hơn nữa để khai thác triệt để nguồn thông tin về khách hàng. Như vậy, các NHTM mới có thể có đủ các thông tin để quyết định cho vay và thu nợ chính xác.

NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Cần ban hành một văn bản trong đó các yêu cầu tối thiểu bắt buộc khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN.

Kết Luận

Trên đây chưa phải là tất cả các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng song theo em, các giải pháp về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế của NHNT hiện nay.

Em tin chắc rằng việc thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của NHNT VN, hạn chế nợ quá

hạn mới phát sinh, xử lý nợ xấu tồn đọng một cách triệt để, đảm bảo an toàn lâu dài cho hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong tương lai.

KẾT LUẬN

Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng không phải là vấn đề mới, tuy nhiên đây là vấn đề luôn được Nhà Nước và các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam hiện nay, NHNT VN đang là một trong những Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhất, đi đầu trong công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn, song nâng cao năng lực để đối mặt với những thử thách do môi trường kinh doanh mang lại trong thời gian tới như đối mặt với sự cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đối mặt với sự cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài… ; Để trở thành Ngân hàng tầm cỡ khu vực và thế giới, đòi hỏi NHNT cần phải có những giải pháp để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tín dụng của mình, đặc biệt trong hoạt động tín dụng trung dài hạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của NHNT và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, em đã chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam".

Bài khoá luận đã đề cập đến những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về tín dụng trung dài hạn, rủi ro tín dụng trung dài hạn và các biện pháp để hạn chế rủi ro.

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN, những thành tựu mà NHNT đã đạt được và những vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN.

Do đây là một đề tài khá phức tạp trong khi đó trình độ bản thân cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em mong được các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện thêm.

Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Ngân hàng, ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ NHNT VN đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận này.

Cuối cùng, em tin tưởng rằng hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNT VN nói riêng sẽ thực hiện tốt việc hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam pot (Trang 80 - 84)