Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam pot (Trang 25 - 28)

tín dụng phái sinh

Bên cạnh các phương pháp truyền thống được các NHTM sử dụng từ trước tới nay, hiện nay, các NHTM đã sử dụng các biện pháp hiện đại để phòng ngừa rủi ro tín dụng trung dài hạn.

(1) Chứng khoán hoá các khoản cho vay

Chứng khoán hoá tài sản là việc Ngân hàng đem tài sản có ở nội bảng chưa đến hạn của mình bán cho những người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán. Ngân hàng sẽ dành riêng một nhóm tài sản sinh lời và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các tài sản đó. Khi các tài sản này được thanh toán, Ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu chứng khoán nói trên.

Chứng khoán hoá là một công cụ tài chính giúp hạn chế rủi ro về lãi suất và rủi ro về danh mục đầu tư cho Ngân hàng, vì nhờ nó Ngân hàng có thể giảm được thời lượng của danh mục đầu tư cho phù hợp với tính chất của nguồn vốn huy động, và có thể chuyển nguồn đầu tư từ thị trường này sang thị trường khác có triển vọng hơn.

Ngân hàng có thể phát hành chứng khoán qua trung gian là các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán hay không qua trung gian. Người đầu tư vào các chứng khoán này thường là các Ngân hàng, các hiệp hội xây dựng, các công ty bảo hiểm, quỹ nhân thọ, quỹ hưu trí...

Để có thể thực hiện chứng khoán hoá một cách hiệu quả, Ngân hàng phải có được một nhóm tài sản có giá trị đủ lớn và có cùng một đặc trưng. Với tiêu chuẩn như vậy, các khoản cho vay dài hạn với tài sản thế chấp thường là bất động sản là nhóm tài sản được ưu tiên hàng đầu để chứng khoán hoá. Các quốc gia phát triển thường có thị trường thứ cấp đối với các bất động sản (thường là địa ốc), do đó cho phép định giá tương đối chính xác các bất động sản trong trường hợp người vay không trả được nợ.

(2) Bán các khoản cho vay

Bán các khoản cho vay là nghiệp vụ trong đó Ngân hàng chuyển quyền thu nợ cho một tổ chức khác để sớm thu hồi vốn của mình. Các khoản cho vay mà Ngân hàng bán ra thường gồm 2 loại: các khoản cho vay tốt và các khoản nợ xấu.

Thông thường các Ngân hàng bán các khoản nợ được đánh giá là tốt, còn hạn khoảng 90 ngày, có tính thu hồi cao. Việc này thường tăng khả năng thanh khoản cho Ngân hàng, giảm bớt rủi ro lãi suất góp phần chuyển hướng đầu tư cho Ngân hàng.

Đối tượng thứ 2 của giao dịch bán các khoản cho vay là các khoản nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi thấp. Giá bán các khoản nợ này có thể thấp hơn mệnh giá, nhưng Ngân hàng có thể thu hồi vốn để đầu tư mới ngay và đảm bảo an toàn hơn và tránh phải lập dự phòng bổ sung, làm tăng chi phí của Ngân hàng. Người mua các khoản vay thường phải có sẵn điều kiện thông tin về lĩnh vực cũng như về khu vực đầu tư của khoản vay. Các Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực vốn lớn cũng có thể mua lại các khoản nợ lớn với mục đích tìm kiếm một vị trí chắc chắn trong thị trường nội địa.

(3) Các công cụ tài chính phái sinh

Bán nợ hay chứng khoán hoá có thể giúp Ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên 2 phương pháp này không linh hoạt do các khoản vay được bán hay chứng khoán hoá phải có giá trị tương đối lớn và có những đặc điểm tương đồng. Ngày nay, Ngân hàng thường dùng công cụ tín dụng phái sinh, là các công cụ tài chính hiện đại và chủ động dể giảm rủi ro tín dụng.

* Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap): Các hình thức phổ biến của hợp

đồng trao đổi tín dụng bao gồm:

- Hợp đồng trao đổi tín dụng: Là hình thức trong đó 2 Ngân hàng

lãi mà Ngân hàng thu được từ người vay vốn thông qua tổ chức trung gian.

- Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập: là hình thức Ngân hàng A

đồng ý thanh toán cho Ngân hàng B hoặc tổ chức trung gian toàn bộ các khoản thu từ 1 món vay nhất định. Bù lại Ngân hàng B hay tổ chức trung gian phải thanh toán cho Ngân hàng A một tỷ lệ lãi suất cố định (như lãi suất trái phiếu hay lãi suất Libor + một biên độ nhất định). Như vậy, Ngân hàng đã đổi những khoản thu nhập rủi ro từ khoản tín dụng lấy những khoản thu nhập ổn định hơn.

* Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)

Đây là một công cụ phổ biến giúp bảo vệ Ngân hàng khi chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm sút. Nếu Ngân hàng lo lắng về chất lượng một khoản vay, Ngân hàng có thể ký hợp đồng quyền tín dụng với các tổ chức kinh doanh quyền (option dealer). Hợp đồng sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán. Còn nếu khách hàng trả nợ, Ngân hàng sẽ không cần sử dụng đến hợp đồng quyển và sẽ chỉ mất chi phí trả trên hợp đồng quyền.

* Trái phiếu ràng buộc (Credit – Linded Notes)

Trái phiếu ràng buộc là một công cụ kết hợp đặc tính của các khoản nợ thông thường và hợp đồng quyền tín dụng, nó tạo cho Ngân hàng một đặc quyền trong việc giảm mức thanh toán nếu như có những thay đổi lớn trong một số yếu tố. Ví dụ khi Ngân hàng chứng khoán hoá 1 nhóm các khoản nợ với lãi suất 10%/năm, chứng khoán này có thể có ràng buộc rằng nếu tỷ lệ tổn thất trong tín dụng trên khoản nợ là quá lớn thì Ngân hàng sẽ thanh toán cho các nhà đầu tư 1 tỷ lệ lãi suất thấp hơn, giả sử 7%/năm.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh tuy rằng khá hữu ích nhưng không phải không có rủi ro bởi vẫn còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ này và do đó, Ngân hàng không được pháp luật bảo đảm hoàn toàn, trên thực tế thị trường các công cụ này còn nhỏ và chưa tạo

được hấp dẫn đối với các Ngân hàng cũng như nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam pot (Trang 25 - 28)