Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 32)

a) Vị trí địa lý

Xã Tân Thịnh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Định Hóa, trung tâm xã cách trung tâm huyện (Thị trấn Chợ Chu) 08 km. Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên là 58 km.

Có địa giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Lam Vỹ (Định Hoá) và tỉnh Bắc Kạn; + Phía Nam giáp với xã Tân Dương (Định Hoá);

+ Phía Tây giáp với xã Kim Phượng; + Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Kạn.

Xã bao gồm 22 điểm dân cư nông thôn ( xóm bản ) : Điểm dân cư số 1: Khuổi Lừa; Điểm dân cư số 2: Xóm Nà Chúa; Điểm dân cư số 3: Xóm Làng Dạ; Điểm dân cư số 4: Xóm Nà Lèo; Điểm dân cư số 5: Xóm Làng Lải; Điểm dân cư số 6: Xóm Làng Quàn; Điểm dân cư số 7: Xóm Làng Đúc; Điểm dân cư số 8: Xóm Thịnh Mỹ 1; Điểm dân cư số 9: Xóm Thịnh Mỹ 2; Điểm dân cư số 10: Xóm Thịnh Mỹ 3; Điểm dân cư số 11: Xóm Làng Ngoã; Điểm dân cư số 12: Xóm Thâm Yên; Điểm dân cư số 13: Xóm Khau Lang; Điểm dân cư số 14: Xóm Pác Cập; Điểm dân cư số 15: Xóm Bản Pán; Điểm dân cư số 16: Xóm Bản Màn; Điểm dân cư số 17: Xóm Đồng Vang; Điểm dân cư số 18: Xóm Đồng Tốc; Điểm dân cư số 19: Xóm Đồng Khiếu; Điểm dân cư số 20: Xóm Hát Mấy; Điểm dân cư số 21: Xóm Đồng Muồng; Điểm dân cư số 22: Xóm Đồng Đình.

b) Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình: Tân Thịnh là xã miền núi của huyện Định Hóa chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn tiềm năng chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 86,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

Phía bắc và phía đông chủ yếu là các dãy núi cao có độ cao từ 70 - 90m thành phần chính là cây lâm nghiệp đất ruộng chủ yếu nằm ở các khe núi là chính.

Phía tây và phía nam của xã có dãy núi đá vôi độ cao trung bình 110m xen lẫn là các đồi gò có độ dốc nhỏ, có khả năng trồng các loại cây chè cây ăn quả.

Khí hậu: Tân Thịnh mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28-320C lượng mưa trung bình là 1.253 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5-10, lượng mưa khá lớn nhưng không đồng đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thường có gió mùa đông bắc thời tiết khô hanh, ít mưa, hạn hán rét đậm kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Tân Thịnh mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực.

c) Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của xã Tân Thịnh là 1258,56 ha.

Đất đai của xã chia làm 4 loại chính:

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Phân bố chủ yếu trên địa bàn xã. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét. Loại đất này thích hợp

với các loại cây công nghiệp dài ngày như chè và cây ăn quả. Do vậy cần bố trí cây trồng thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất được hình thành ở các thung lũng thấp do sự ngưng tụ và rửa trôi các sản phẩm từ trên đồi xuống, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thường bị ngập về mùa lũ nhưng lại bị hạn về mùa khô, phù hợp với trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

+ Đất đen trên đá cát (Đất Nảm đá): Là loại đất có thành phần đất thịt pha đá chất đất khá màu mỡ, nên có thể trồng cây ăn quả và các cây màu.

+ Đất bạc màu (ba): Là loại đất phân bố ở nơi có độ dốc thấp chất lượng đất ở mức trung bình thường dùng để trồng lúa một vụ, hoa màu năng suất thấp.

+ Nhìn chung đất đai xã Tân Thịnh thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên việc canh tác trên đất dốc đã làm suy thái đất ở đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số toàn xã khá cao, nhu cầu đất canh tác sản xuất ngày càng cao nên đất không có thời gian nghỉ và phục hồi do đó cũng ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng.

- Đất nông nghiệp của xã là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 1139,86 ha, chiếm 90.5% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp của xã là 108,42 ha. - Đất chưa sử dụng: Còn 10,28 ha.

Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình sử dụng đất đai của xã qua các năm 2015, 2016, 2017 tương đối ổn định, không có thay đổi nhiều diện tích cũng như cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp tăng dần qua các năm , diện tích đất phi nông nghiệp thì giảm dần, diện tích đất chưa sử dụng tuy không nhiều nhưng cũng giảm năm 2015 là 11,66 ha đến năm 2017 chỉ còn 10,28 ha.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Thịnh năm 2015-2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ

phát triển bình quân (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng diện tích đất tự nhiên 1265,55 100 1262,13 100 1258,56 100 100 100 100 1. Nhóm đất nông nghiệp 1108,06 87,56 1140,20 90,34 1139,83 90,57 102,9 99,90 101,40 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 145,83 11,53 111,56 8,84 108,45 8,62 76,50 97,20 86,90 3. Nhóm đất chưa sử dụng 11,66 0,92 10,37 0,82 10,28 0,81 88,90 99,10 94,00

(Nguồn: UBND xã Tân Thịnh)

0 20 40 60 80 100 2015 2016 2017 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.1. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp qua các năm của xã Tân Thịnh

d)Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Nguồn chính phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều

hồ ao , suối chảy qua. 12,77 ha khe suối và 82,34 ha nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ;

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, qua khảo sát sơ bộ tại các hộ dùng giếng khơi chất lượng khá tốt. Toàn xã hiện nay có 87,74% người dân dùng nước giếng khơi, nước tự chảy và 12,26% người dân dùng nước giếng khoan. Mực nước ngầm trung bình có độ sâu từ 10-20m đây là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

e) Tài nguyên rừng

Diện tích rừng 1.714,36 ha, trong đó có 416,5 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, toàn bộ diện tích còn lại là rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý.

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)