Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 61)

Khi bước chân ra ngoài thực tế em cảm thấy những kiến thức mà các thầy, cô giáo truyền đạt cho em khi còn ngồi trên ghế nhà trường vô cùng hữu ích. Bởi những kiến thức đó không chỉ là nền tảng, là cơ sở giúp em cảm thấy tự tin hơn trong quá trình thực tập mà còn là tiền đề vững chắc cho sau này khi em ra trường và xin việc. Tuy nhiên, do bản thân còn hạn chế về nhiều mặt nên em rất bỡ ngỡ và lo lắng. Nhưng sau khoảng thời gian được làm

quen, được học hỏi, được tham gia các hoạt động tại UBND xã Tân Thịnh em đã rút ra được một số kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tế như sau:

-Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập tôi học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người… tất cả đều giúp cho tôi hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.

-Khi đến UBND xã Tân Thịnh thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho tôi được vậy nên tôi đã chủ động cũng giúp cho tôi nắm bắt được những cơ hội và học hỏi được nhiều điều trong thực tế.

Trang phục tuy không phải là vấn đề để nhận xét hay đánh giá một người nhưng đây là điều đầu tiên mà người đối diện nhìn vào chúng ta trong lần gặp đầu tiên. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp sẽ gây ấn tượng tốt đối với người đối diện.

Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin :

-Với vai trò là sinh viên thực tập, những điều gì không biết và không hiểu thì hãy hỏi lại những người xung quanh. Hỏi những người xung quanh sẽ dễ dàng, chính xác, nhanh chóng nhận được những câu trả lời.

-Không cần ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai là biết hết tất cả mọi thứ cả, chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi, nhờ sự hỗ trợ của mọi người mà bản thân có thể dần tiến bộ hơn và càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

-Tự tin giao tiếp, đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngại ngùng hay sợ ý kiến đó là sai mà không dám nói. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi việc.

Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc…giúp em nhìn thấy những thiếu xót của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, em có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này.

-Sau khoảng thời gian thực tập, em có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, những người bạn lớn trong nghề…Chính những người quen tại cơ quan thực tập đã mang đến cho tôi những bài học nghề từ thực tế và cả những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

-Kỹ năng mềm, đó là điều bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết để làm nghề, để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra.

-Cơ hội sẽ luôn đến với những ai cố gắng và thực sự bỏ tâm huyết với công việc của mình, vậy nên, trong thời gian thực tập, tôi đã bỏ thời gian để học hỏi để làm việc và để học nghề một cách nghiêm túc và cầu thị với mong muốn có được những cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để được học hỏi trong một môi trường tốt.

- Thuận lợi :

+ Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ là người dân tộc ít người, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ học tập và nghiên cứu khoa học, đã cử nhiều lượt cán bộ đi học tập nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại các trường đào tạo trong và ngoài nước.

+ Đội ngũ cán bộ của xã hầu hết được đào tạo qua các trường lớp chính quy, có tinh thần ham học hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành, các cán bộ kỹ thuật phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.

+ Các mô hình triển khai trên địa bàn nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình từ phía người dân.

- Khó khăn :

+ Chế độ chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với thị trường hiện nay.

+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quy định đạt thấp.

+ Tình hình các loại bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, các cán bộ phải thường xuyên xuống cơ sở nhưng không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc triển khai trên thực địa và không được cấp quần áo bảo hộ lao động cũng như dụng cụ trang thiết bị phục vụ chuyên môn đặc thù của ngành.

+ Các mô hình trình diễn có kỹ thật hoàn toàn mới so với phương pháp truyền thống nên nhiều hộ khi mới làm còn lúng túng, gặp khó khăn.

3.5. Đề xuất giải pháp

Công tác quản lý

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương cần tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn.

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.

- Thúc đẩy sự tham gia của người dân bằng cách thay đổi các phương pháp tập huấn, thay vì phương pháp thuyết trình, cán bộ nông nghiệp nên kết hợp sử dụng phương pháp tham gia như: thảo luận, động não… để nông dân có cơ hội trao đổi Những kinh nghiệp trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với người cán bộ, có như vậy thì người nông dân mới đáp ứng được nhu câu, nguyện vọng.

- Mỗi năm mở 4 lớp tập huấn về trồng trọt, 2 lớp tập huấn về chăn nuôi trong lâm nghiệp và thủy sản có ít nhất là 2 lớp tập huấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động của CBNN

Qua điều tra, khảo sat cho thấy hiện nay UBND xã Tân Thịnh còn thiếu về cơ sở vật chất. Số máy vi tính không đủ để phục vụ cho hoạt động của các cán bộ.

- Bổ sung trang thiết bị chuyên môn cho các cán bộ:

* Cán bộ nông nghiệp

- Phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để nâng cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Để thực hiện tư vấn hiệu quả thì những CBNN cần có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, vì vậy bản thân CBNN cần có sư nỗ lực nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn củng cố kiến thức thông tin cho CBNN.

- Mở rộng các nội dung trong tư vấn dịch vụ để người dân có thể đưa ra quyết định hiệu quả trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến nông nghiệp, phối hợp với các trưởng xóm thực hiện thông tin tuyên truyền định kỳ và thường xuyên cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Mỗi ngày xã nên mở đài phát thanh 3 lần vào các giờ từ 6 -7 giờ sang và 5 - 6 giờ chiều để người dân tiện theo dõi, các thông tin nên phát lại nhiều lần.

* Cơ chế chính sách

Tăng cường hơn nữa các chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên và người trẻ tuổi về làm việc ở cấp xã, đồng thời hỗ trợ đối với các cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn; mạnh dạn giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã có năng lực, trình độ, sức khỏe không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

- Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức vì khen thưởng, kỷ luật là nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

- Cần quy định cụ thể các hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được đối với những công chức có công trạng và thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ như Huy chương, Huy hiệu, bằng khen, Giấy khen… kèm theo đó là những phần thưởng vật chất nhất định xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Đồng thời, công chức được khen thưởng do có thành tích và công trạng cần được xét nâng bậc lương trước thời hạn; được ưu tiên khi xem xét cửa giữ các vị trí khác cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

-Bên cạnh các hình thức khen thưởng, cũng cần phải quy định rõ những chế tài nghiêm khắc đối với công chức vi phạm pháp luật có như vậy, biện pháp kỷ luật mới đạt được mục đích là khuyến khích công chức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa việc xảy ra vi phạm kỷ luật, một việc mà cả người công chức, Nhà nước và nhân dân đều không mong muốn, vì nếu xảy ra thì vừa

phải xử lý cán bộ, công chức, vừa làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước. Khi xử lý kỷ luật công chức cần phải chính xác, rõ ràng, minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải thoã mãn người vi phạm và phù hợp với quy định của pháp luật.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương, mặc dù thời gian ngắn và bản thân còn nhiều hạn chế, xong nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Hồ Lương Xinh, cùng với sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các bác, các cô chú, anh chị tại UBND xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Em đã rút ra một số kết luận như sau:

Tân Thịnh là một xã có nhiều tiềm năng về mở rộng diện tích tăng vụ, tăng năng suất và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, vì vậy đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển nông thôn và nền kinh tế đa dạng của xã mà còn có vai trò to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế nông nghiệp ở xã Tân Thịnh đã từng bước phát triển vững chắc. Về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi, cánh đồng một giống lúa là khởi đầu của việc đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp. Với những thành tựu của việc thực hiện chính sách đổi mới, trong đó sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu đã có tích lũy, tạo tiền đề phát triển kinh tế. Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã giúp kinh tế nông nghiệp thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành mà rõ nhất là cây, con trong nông nghiệp đã khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của xã. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn tạo ra việc làm, có thêm điều kiện tích tụ vốn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng; thực hiện có kết quả kế hoạch định canh định cư, xóa đói giảm nghèo; nâng cao trình độ dân trí, trình độ tiếp cận và vận dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất, từ đó rút

ngắn được khoảng cách về thu nhập, về trình độ nhận thức mọi mặt giữa nông thôn và thành thị.

Kết quả việc phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Tân Thịnh trong những năm qua là bằng chứng để khẳng định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng đắn và đã đi vào lòng dân, được nhân dân đón nhận một cách tự giác và vận dụng sáng tạo mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cho xã hội nông nghiệp xã Tân Thịnh sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ có những bước chuyển biến lớn.

Giải quyết tốt quan hệ đất đai, tạo điều kiện cho mỗi hộ có quy mô đất đai liền vùng, liền khoảnh, để mở rộng sản xuất. Đồng thời cần có biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng mua bán, sang nhượng, đất đai trái phép trong nhân dân và trong các đơn vị kinh tế, không để tình trạng nông dân không có đất sản xuất. Cần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm đất ở và đất nông nghiệp), giúp các hộ nông dân có thêm điều kiện để vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng như là tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường nông sản, thực hiện tốt những chính sách kinh tế lớn đối với nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

Công cuộc đổi mới của đất nước nói chung của xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên nói riêng, có tiến triển hay không còn tùy thuộc vào quá trình tìm tòi sáng tạo ra các bước đi mới khoa học, phù hợp quy luật phát triển chung của nhân loại với các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Việc chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp đúng hướng là một trong những nhân tố góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhanh chóng đưa nước ta tới dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh tiến bộ.

4.2. Kiến nghị

* Đối với huyện Định Hóa

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, đồng thời xây dựng các chương trình mô hình diễn thử, ứng dụng vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao.

Ưu tiên nguồn lực như: Vật lực, nhân lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống đường sá, cầu cống phục vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 61)