Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sảnxuất kinh doanh của trang

Một phần của tài liệu Tìm hiểu trang trại sản xuất rau của gia đình ông hayashi hiroyasu tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản (Trang 29)

cơ sở nơi thực tập

2.4.1. Hệ thống nhà lưới, nhà kính

Theo các nhà khoa học nông nghiệp, nhà kính nông nghiệp công nghệ cao là loại hình nhà kính ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại trên các lĩnh vực công nghệ liên quan để tạo lập ra một môi trường sinh thái theo ý muốn, một môi trường sinh thái thuận lợi nhất có thể cho cây

trồng sinh trưởng phát triển; để thực hiện các công nghệ thâm canh cao; để tối thiểu hóa thậm chí có thể loại trừ các yếu tố ngoại cảnh bất lợi ra ngoài sản xuất; để sản xuất ra loại nông sản thực phẩm mà thiên nhiên không ưu đãi (trái vụ), thậm chí không sản xuất được ngoài môi trường tự nhiên, để tối đa hoá năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tối thiểu hoá các khoản chi phí sản xuất

Canh tác nhà kính được xem như một giải pháp công nghệ chìa khóa trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là bước phát triển đột phá trong “nền văn minh nông nghiệp”. Mục tiêu của canh tác nhà kính không có gì khác ngoài việc nâng cao hay tạo ra các mốc phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất; và để đạt được mục tiêu cao nhất cho người sản xuất là mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm và sau cùng là mục tiêu hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập/đơn vị diện tích hay đồng vốn đầu tư. Ở những nông trại gia đình hay những nơi có mặt bằng sản xuất hạn chế và khó khăn về nguồn nước tưới thì giải pháp nhà kính càng trở nên hết sức quan trọng.

Nhà kính cần bảo đảm và đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi cho công tác chăm sóc, công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, bảo vệ thực vật, ví dụ như tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng, ngăn gây bệnh…

Kết cấu và cấu trúc nhà cần bảo đảm nguyên tắc cứng, nặng, đủ độ bền vững để chống lại gió mạnh.

Về độ cao:

Nhà kính trước hết cần bảo đảm tiêu chuẩn độ cao phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh khối từng loại cây trồng cụ thể (tạo lập một môi trường sinh thái tối thích cho cây trồng sinh trưởng phát triển). Độ cao nhà kính cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông gió, thông khí, tạo điều kiện

thuận lợi phù hợp với các loại cây trồng. Chiều cao nhà kính đôi khi còn phụ thuộc vào chiều cao của các loại máy móc, các trang thiết bị, các phương tiện cơ giới hoạt động trong nhà kính thực hiện công việc chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, tăng năng suất lao động.

Ưu điểm: Hạn chế ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, sâu bệnh hại, phòng trừ cỏ dại

Bài học rút ra: Biết cách sử dụng nhà kính để hạn chế sâu bệnh hại, hạn chế ảnh hưởng của khí hậu,ánh sáng nhiệt độ của cây đảm bảo cho sự phát triển của cây giống

2.4.2. Hệ thống tưới tự động.

Nhật Bản được biết đến là một đất nước nguyên tắc và chính xác đến từng giây trong tất cả công việc. Hàng ngày họ đi làm cả ngày trên đồng ruộng không có chuyện đang làm giở công việc trên đồng ruộng mà lại chạy về để tưới nước cho cây giống. Vì vậy họ đã lắp đặt thiết bị hẹn giờ tự động tưới nước cho cây vào thời gian cần thiết trong ngày

Bảng 2.6: Chế độ tưới tiêu của gia đình Hiroyasu

Thời gian Tháng 5-6 Tháng 7-9 Tháng 10-11

Số lần tưới 1 tuần 1 lần 1 lần / ngày 1 tuần 1 lần

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

-Tháng 5 - 6 và tháng 10 - 11 thời tiết lạnh vào buổi sáng, chiều tối và có ảnh hưởng của mưa độ ẩm cao nên lượng nước cung cấp cho cây sẽ ít hơn

-Tháng 7 – 9 là 3 tháng nóng nhất trong năm nhiệt độ có thể lên đến trên 30oc vì là đất nước mặt trời mọc nên mặt trời sẽ lên từ rất sớm vào thời gian này cần cung cấp nước cho cây nhiều hơn để cây giống phát triển

Bài học rút ra: Biết được cách tận dụng tối đa nguồn nước, tiết kiệm

2.4.3 Sử dụng ánh nắng mặt trời trong xử lý đất

Xử lý đất trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc mùa vụ là bước rất quan trọng trong tùy vào điều kiện thời tiết của từng nước mà có cách làm khác nhau. Sau khi thu hoạch xong xuôi những cây rau không đạt tiêu chuẩn hay những phần lá rau cắt bỏ sẽ được để hoai mục trực tiếp trên đồng ruộng để tăng dinh dưỡng cho đất

Ưu điểm: Kích thích hoạt động của vi sinh vật, diệt cỏ dại.

Bài học kinh nghiệm: Biết các sử dụng nhiệt độ để xử lý đất, kích thích sự phát triển của vi sinh vật. Hạn chế sử dụng chất hóa học trong xử lý đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

2.4.4. Liên kết giữa Trung tâm Nghiên Cứu Khảo Nghiệm và Phát Triển Giống - nông dân

Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển có chức năng và nhiệm vụ giống như 1 trạm khuyến nông ở Việt Nam

Trung tâm thường xuyên tổ chức những chuyến tham quan, giới thiệu các giống mới mà họ nghiên cứu được, phổ biến các kỹ thuật để giảm thiểu tối thiểu sâu bệnh

Tổ chức những khóa học cộng đồng để phổ biến kiến thức về những khía cạnh cơ bản của ngành nông nghiệp nói chung.

Hiện tại trung tâm đang nghiên cứu tìm ra 1 loại giống có thể phù hợp với khí hậu hiện tại khi mà trái đất đang dần nóng lên.

Ưu điểm: Người nông dân luôn được tiếp cận những công nghệ mới nhất,tiên tiến hiện đại

Bài học kinh nghiệm: Như vậy ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các trung tâm nghiên cứu.

2.4.5. Sử dụng bạt nông nghiệp maruchi

Bạt maruchi có tác dụng giữ chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi, điều hòa nhiệt độ trong đất giúp cây phát triển bình thường khi nhiệt độ thấp hoặc cao ngăn được sự phát triển của cỏ dại

Bạt có 3 màu : trắng, bạc và đen

+ Màu trắng có tác dụng phản xạ ánh sáng

+ Màu bạc có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong đất

+ Màu đen làm tăng nhiệt độ trong đất cao nhất ( hấp thụ ánh sáng ) Sự chênh lệch nhiệt độ điều hòa trong đất của mỗi màu bạt là 2o

Hiện tại toàn bộ bạt được dùng là bạt màu trắng để làm giảm nhiệt độ trong đất do hiện tại trái đất đang dần nóng lên

Ưu điểm: Giữ cho chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi, điều hòa nhiệt độ trong đất giúp cây phát triển

Bài học kinh nghiệm: Biết cách sử dụng bạt maruchi áp dụng vào trồng trọt

2.4.6. Sử dụng phương pháp phân tích đất

Để giảm giá thành sản xuất cũng như cung cấp những sản phẩm rau ngon, sạch, an toàn, phải tiến hành phân tích đất từ đó cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết tối thiểu cho đất trồng trọt

Ưu điểm: Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng

Bài học kinh nghiệm: Biết cách sử dụng khoa học kỹ thuật để xác định chuẩn lượng phân bón tránh lãng phí và thiếu hụt.

Dọn dẹp ruộng Làm đất lên luống Chuẩn bị cho vụ trồng Trồng cây con Chăm sóc Thu hoạch Tiêu thụ sản phẩm

2.5 .Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của gia đình ông Hiroyasu

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Dọn dẹp ruộng

Sau khi kết thúc mùa vụ, người nông dân tiến hành dọn dẹp đồng ruộng.Bạt maruchi được lột khỏi mặt luống sau đóđược cho vào túi mang đi tái chế lại

Bước 2: Làm đất lên luống

Sau khi đồng ruộng được dọn dẹp sử dụng máy đa dụng để cày đất lên sau đó dùng máy chuyên dụng để tạo luống và phủ bạt marưchi

Bước 3: Chuẩn bị cho vụ trồng

Công tác chuẩn bị bao gồm gieo hạt ươm giống và đục lỗ  Bước 4: Trồng cây con

Hạt giống cây được mua tại Trung Tâm Khảo Nghiệm và Phát Triển Giống

Tiêu chuẩn lựa chọn cây con trồng: Cây khoẻ mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

Bước 5: Chăm sóc

 Tưới nước: Người nông dân ở đây do kinh nghiệm trồng lâu năm nên họ chỉ cần nhìn là biết lúc nào cây cần nước

 Bón phân: Sau khi trồng khoảng 10 ngày tiến hành bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây

 Phun thuốc phòng bệnh thôi rễ và hạn chế côn trùng.Người nông dân pha thuốc vào bể tưới nước của máy đa dụng phun đều trên khắp các luống rau để hạn chế sâu bệnh

 Nhặt cỏ: công việc này được diễn ra thường xuyên 1 tuần 1 lần để đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất mà không có các tác nhân khác tranh dành dinh dưỡng

99,9% không có sâu hay côn trùng phá cây trồng, chỉ có một phần nhỏ ruộng của nông dân ở gân núi sẽ bị thú vật trên núi xuống phá

Bệnh thôi rễ

Do các tác nhân thời tiết gây ra và khí hậu gây ra. Hiện tại bênh thối rễ chỉ xuất hiện trên cây xà lách, trung tâm Khảo Nghiệm và Phat Triển giống đang nghiện cứu để tìm ra giống cây tốt nhất để hạn chế bệnh thôi rễ của cây xà lách

Bước 6: Thu hoạch, bảo quản

 Thu hoạch: Sau trồng khoảng 45 ngày đối với cây xà lách và 60 ngày đôi với cây cải thảo cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi cây xà lách cuộn chặt đạt trên 1kg đối với cây xà lách và trên 2.5kg đối với cây cải thảo

 Bảo quản: Sau đó rau sẽ được đóng thùng và đưa đến nơi tập kết rau để bảo quản

Rau được thu hoạch theo các đơn hàng của trang trại, các doanh nghiệp. Các xe tải lớn của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đến lấy rau tại kho lạnh của nơi tập kết rau . Một phần sẽ được tiêu thụ tại các siêu thị cửa hàng phục vụ nhu cầu trong nước trong nước.

Bài học kinh nghiệm:

- Biết được quy trình, các bước tiến hành, cách xử lý từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái, tiêu thụ.

2.6 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại

Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và nhà bán lẻ thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

Hình 2.6: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2018)

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy gia đình ông Hiroyasu tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh tiêu thụ gián tiếp: TT bán sản phẩm rau của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian bao gồm chợ rau JA, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

Điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại:

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa trang trại với chợ rau JA và các doanh nghiệp xuất khẩu (Trang trại đảm bảo chất lượng của sản phẩm, chợ rau JA và các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra ổn định thông qua các hợp đồng)

- Trang trại có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn và có khối lượng lớn. Gia đình Hiroyasu Chợ rau JA Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp nước ngoài Người tiêu dùng

- Trang trại thu hồi được vốn nhanh.

- Không mất chi phí bảo quản của trang trại

- Rau sau khi được thu hoạch sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết rau hay còn được gọi là chợ rau

- Tại đấy mỗi ngày sẽ có xe của chở chuyện dụng chở đi phân phối trên cả nước có hệ thống bảo quản để đảm khi đến tay người tiêu dùng mà rau vẫn tươi ngon

- Một phần sẽ được bán cho các doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu sang các nước lân cận

- Mỗi ngày trên bảng thông báo của chợ rau sẽ có số lượng thùng rau nhập vào của ngày hôm sau nhìn vào đấy người nông dân sẽ tự chia nhau cắt đủ số thùng rau cho ngày hôm sau

PHẦN 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Hiện nay ứng dụng nông nghiệp Nhật Bản được ứng dụng nhiều tại nước ta như: Hệ thống nhà kính, nhà lưới, sử dụng bạt nông nghiệp maruchi, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới tự động, tưới phun sương đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đem lại nhiều ưu điểm như: Giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, năng suất cao, chất lượng tốt, cạnh tranh tốt trên thị trường. Điển hình là mô hình trồng rau theo kỹ thuật của Nhật Bản tại Đà Lạt.

Hiện tại ở địa phương chưa có mô hình ứng dụng công nghệ, và sử dụng bạt nông nghiệp maruchi trong sản xuất rau cải thảo

Tên ý tưởng/dự án: Đầu tư sản xuất rau cải thảo theo mô hình của Nhật Bản

1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án

Nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp là cải thảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tạo công ăn việc làm cho người dân

2. Khách hang

Khách hàng mục tiêu

Kênh phân phối Quan hệ

khách hàng

Khách hàng hướng tới của sản phầm là những người nội trợ, người yêu thích sản phẩm nông nghiệp sạch và giàu dinh dưỡng.

Đưa sản phẩm vào chuỗi

Có nhiều kênh phân phối sản phẩm mà trang trại có thể lựa chọn như: - Kênh gián tiếp: Qua thương lái, chợ và các siêu thị.

- Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm tại trang trại.

Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển do đó:

- Bước đầu thông qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, imastag… để giới thiệu

các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.

Tuy nhiên nếu sản phẩm bán tại chợ hoặc bán cho thương lái thì rủi ro lớn, sự bấp bênh của giá cả và sự cạnh tranh của các sản phẩm khác. Do đó, trang trại sẽ lựa chọn kênh tiêu thụ chính là liên kết trực tiếp với hệ thống các siêu thị (Ký kết hợp đồng). Qua đó trang trại sẽ giảm được rủi ro trong sản xuất.

về mô hình và sản phẩm tới người tiêu dùng. - Tạo thương hiệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm

- Về chăm sóc khách hàng: Thường xuyên hỏi han thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp.

3. Hoạt động chính

Liệt kê nguồn lực Hoạt động chính Đối tác

- Về đất đai: Đất ruộng gia đình tự có - Về kinh phí: Vốn tự có của gia đình Vay vốn từ ngân hàng Góp vốn với người cùng chung ý tưởng. - Về lao động: Tìm kiếm các bạn sinh viên đã trở về từ Israel, Nhật, Úc… những bạn trẻ đam mê yêu thích nông nghiệp. - Về máy móc phương

- Tìm kiếm người cùng chung ý tưởng khời nghiệp có thể là cùng đi thực tập Nhật Bản trở về hoặc từ các chương trình khác như Đức, Úc, Israel có chung đam mê khởi nghiệp nông nghiệp.

- Phân tích mẫu đất ruộng của gia đình để bổ sung dinh dưỡng cho đất phù hợp với cây xà lách, sử dụng nguồn lực tài chính tiến hành xây dựng nhà lưới, đầu tư mua trang thiết bị phục vụ sản xuất. - Từ nguồn lực đất đai, tiến hành cải tạo đất đai, chuẩn bị cho vụ trồng.

- Về tài chính: Hợp tác với ngân hàng, vay vốn sản xuất. Hiện nay có rất nhiều chính sách vay vốn sản xuất nông nghiệp với lãi suất thấp.

-Về đối tác kinh doanh: Quan sát trực tiếp, thăm dò thị trường, điều tra khảo sát sản phẩm rau xà lách tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, các thương lái. Để từ đó biết thực trạng nguồn cung cấp, giá cả

4.1. Chi phí

Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng nhà lưới, trang thiết bị, cải tạo đất, chi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu trang trại sản xuất rau của gia đình ông hayashi hiroyasu tại làng kawakami huyện minamisaku tỉnh nagano và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau khi học tập và làm việc tại nhật bản (Trang 29)