Hội đồng Tái định cư Quận/Huyện

Một phần của tài liệu 12269650_01 (Trang 53 - 55)

7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

7.4 Hội đồng Tái định cư Quận/Huyện

Hội đồng bồi thường , hỗ trợ và tái định cư quận có vai trò phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 27 Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND Thành phố Hải Phòng.

Các nhân viên của Hội đồng tái định cư huyện sẽbao gồm:

- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện sẽ làm chủ tịch Hội đồng tái định cư huyện tương ứng.

- Phó chủ tịch thường trực Hội đồng

- Thủ trưởng cơ quan tái định cư huyện sẽ là phó chủ tịch của Hội đồng - Thủ trưởng cơ quan tài chính huyện sẽ là thành viên Hội đồng

46 - Chủ Dự án là thành viên Hội đồng

- Chủ tịch UBND các xã/phường bị ảnh hưởng

- Trưởng hoặc phó phòng thuế huyện là thành viên Hội đồng

- Khi cần thiết có thể mời các cơ quan quản lý công việc nội bộ tham gia vào Hội đồng - Khi cần rà soát phương án bồi thường của dự án có thể mời them các thành viên sau đây tham gia vào Hội đồng tái định cư huyện:

+ Mời 1 hoặc 2 đại diện của người bị ảnh hưởng

+ Các thành viên khác thuộc: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tham gia theo nhu cầu thực tế, được quyết định bởi chủ tịch Hội đồng tái định cư huyện.

- Trong trường hợp đất giao đất, nhà tái định cư, Hội đồng tái định cư quận/huyện bổ sung các thành phần là đại diện của các phòng ban: Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Công an, cựu chiến binh.

Hội đồng TĐC huyện sẽ căn cứ vào nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định thuộc về đa số. Trong trường hợp nếu các ý kiến khác nhau có số lượng bằng nhau, quyết định của Chủ tịch Hội đồng là quyết định cuối cùng.

Hội đồng TĐC huyện có trách nhiệm:

(1) Lập kế hoạch và thực hiện tất cả các hoạt động tái định cư hàng ngày của các tiểu dự án trên địa bàn huyện

(2) Thực hiện công tác thông tin dự án và phổ biến các thông tin về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án , lập kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện; vận động người bị ảnh hưởng và các bên liên quan tham gia thực hiện tái định cư.

(3) Rà soát và xác nhận tính hợp pháp về quyền sử dụng đất, nhà cửa, công trình và các tài sản khác bị ảnh hưởng

(4) Rà soát và trình UBND huyệnphê duyệtbồi thường, phương án phục hồi cho người bị ảnh hưởng trong phạm vi huyện.

(5) Tiếp nhận khiếu nại và bổ nhiệm thanh tra viên để giải quyết khiếu nại của người bị ảnh hưởng về chính sách và quyền lợi tái định cư;

(6) Đặc biệt chú ý đến các nhu cầu và yêu cầu của các nhóm cụ thể (các nhóm dân tộc thiểu số) và những người dễ bị tổn thương (trẻ em, người già , phụ nữ /đơn thân làm chủ);

(7) Hợp tác đầy đủ với các tổ chức giám sát độc lập. Tiếp nhận và rà soát khuyến nghị của tổ chức giám sát nội bộ và thực hiện hành động khắc phục, nếu cần thiết, đảm bảo

47

cho người BAH có thể có thể khôi phục mức sốngnhưtrước khi có dự án.

(8) Giải quyết những kiến nghị/khiếu nại của người được bồi thường, hỗ trợ về các vấn đề liên quan về bồi thường, hỗ trợ, phương án tái định cư và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vấn đề đó vượt quá giới hạn quyền lực.

(9) Hướng dẫn Chủ dự án và chính quyền địa phương thực hiện chi trảbồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Một phần của tài liệu 12269650_01 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)