Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã bản qua, ,huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49)

PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1.3.Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.3.Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập

Nhìn chung năm 2017 được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh, huyện và Đảng uỷ- chính quyền xã cùng với sự ủng hộ tích cực của nhân dân nên đã thu được những kết quả tốt. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các cây con, giống mới có giá trị kinh tế cao được nhân dân sử dụng nhiều, giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác đạt cao, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn xã đã phân công các đồng chí thường trực, Ban chấp hành Đảng uỷ xuống sinh hoạt tại các chi bộ thôn, tham gia các buổi họp thôn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, qua đó đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức của Cán bộ, Đảng viên được nâng lên, nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM. Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới tất cả mọi hình thức để mọi tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức hiểu về xây dựng NTM, từ đó tích cực tham gia xây dựng NTM.

Tổ chức phát động các phong trào thi đua, khen thưởng động viên kịp thời, tập trung vào các phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, phong trào hiến đất, làm đường giao thông, trường học và tự đầu tư chỉnh trang nhà cửa và các công trình vệ sinh ngày một phát triển rộng khắp.

3.1.4. Vai trò của cán bộ nông nghiệp trong việc mở và triển khai các lớp tập huấn

Bảng 3. 5 Đánh giá các chương trình tập huấn và sự cần thiết của cán bộ nông nghiệp xã

Nội dung

Không

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu

(%)

Thường xuyên mở

lớp tập huấn 38 100 - -

Nội dung tập huấn có

phù hợp với nhu cầu 32 84,21 6 15,89

Nội Dung Không đánh giá Không Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số

lượng Cơ cấu (%)

Sự cần thiết của cán

bộ nông nghiệp 12 31,6 20 52.6 6 15.8

( Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra )

Qua bảng 3.5 ta có thể nhận thấy được tình hình tiến hành mở các lớp tập huấn trên địa bàn xã diễn ra đầy đủ và thường xuyên theo như đánh giá của người dân trong tổng số 38 hộ điều tra đều cho ràng mức độ triển khai mở các lớp tập huấn là thường xuyên phù hợp. Trong khi đó khi tiến hành tổ về mặt nội dung có những nội dung được triển khai được người cho là không phù hợp với những mong muốn của họ cũng như không đáp ứng được nhu cầu của họ khi tham gia tập huấn và xem như mất thời gian chiếm đến 6 hộ chiếm 15,89% trong tổng số 38 hộ điều tra. Bởi lẽ được người dân dánh giá như thế bởi lẽ có những chương trình tập huấn đã được thực hiện hoặc đó là

những nội dung họ đã nắm rất chắc chắn và bởi lẽ người dân vần tin vào tay nghề truyền thống vốn có của họ.

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu về vai trò của cán bộ địa phương khi được đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của cán bộ địa phương thì số người cho là việc cần có cán bộ nông nghiệp là rất quan trọng chỉ có 12 hộ chiếm 31,57% và ngoài việc đề cao vai trò của cán bộ nông nghiệp con những hộ cho rằng vài trò của cán bộ nông nghiệp là không cần thiết lên đến 6 hộ chiếm đến 15,89% vì họ cho rằng chỉ cần kinh nghiệp của họ là đủ và nhờ sự phát triển tiên tiến của khoa học công nghệ thì muốn gì, cần gì thì lên mạng. và số còn lại trong số tổng 38 hộ cho rằng vai trò của cán bộ nông nghiệp là quan trọng. Còn lại 20 hộ cho rằng vai trò cán bộ nông nghiệp đối với họ là bình thường, có hay không không quan trọng chiếm 50,6%.

Bảng 3. 6 Vai trò cán bộ nông nghiệp

STT Nội dung Số lượng (hộ)

1 Là người cung cấp thông tin 22

2 Người hướng dẫn, tư vấn 17

3 Người xây dụng đề án, dự án phát triển sản xuất 21

4 Người khuyến khích động viên 16

5 Là người hỗ trợ -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo như những kết quả thu thập được từ bảng 3.6 ta thấy được rằng vai trò của cán bộ nông nghiệp được thế hiện trên rất nhiều mặt và hầu hết các vai trò của cán bộ nông nghiệp đều được thực hiện khi tiếp xúc và làm việc với người dân. Trong đó thì được xem là người cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề nông nghiệp, các giống cây con mới, các thị trường hay giác cả nông sản, … là chiếm số lượng cao nhất và việc là người hỗ trợ hầu như

chưa đực thể hiện nhiều trong vai trò của cán bộ nông nghiệp tại địa phương vì vậy trong việc xây dựng giải pháp cần mở rộng thêm về vài trò hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp cho người dân đế người dân có cơ hội và điều kiến phát triển hơn. Và các bộ nông nghiệp tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cũng đã phát huy tốt vai trò của mình trong các hoạt động đối với người dân đó là : Vai trò trong xây dựng đề án, dự án phát triển sản xuất, là một người tư vấn hướng dẫn , là người khuyến khích động viên quá trình sản xuất kinh doanh nông sản nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã.

3.1.5 Mức độ cần thiết của các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp mà người dân mong muốn được triển khai tập huấn.

Bảng 3. 7 Các lĩnh vực cần thiết trong tập huấn

STT Linh vực tập huấn Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Kiến thức trồng trọt 29 5 4

2 Kiến thức chăn nuôi 19 10 9

3 Kiến thức lâm nghiệp 15 14 9

4 Kiến thức phòng trừ sâu bệnh cho

cây trồng 22 15 1

5 Kiến thức phòng bệnh cho gia

súc, gia cầm 26 8 4

6 Bảo quản và chế biến nông sản 27 6 5

7 Nuôi trồng thủy sản 24 4 10

8 Kinh tế thị trường 31 1 6

9 Kiến thức khác 4 8 26

Qua đây ta thấy được rằng trong nông nghiệp tại địa bàn xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai thì trồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 ngành mà người dân quan tâm, chú trọng phát triển nhất : Nó thể hiện ở chổ việc cần thiết các kiến thức liên quan đến trồng trọt được người dân xem là rất quan trọng lên đến 29 hộ trong tổng số 38 hộ điều tra và chỉ có 4 hộ cho rằng các kiến thức về trồng trọt là không quan trọng và kèm theo đó là sựu quan tâm của người dân đến việc phòng trừ sâu bênh cho cây trồng cũng như bảo quản nông sản được đánh giá rất là quan trọng và cần thiết đối với người dân trong tập huấn. Kiến thức chăn nuôi cũng đucọ cho là khá quan trọng đội với người dân, bỡi lẽ trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành sản xuất chính mang lại thu nhập cho người dân của xã Bản Qua. Ngoài lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt thì các lĩnh vực tỏng lâm nghiệp thị trường cũng được người dân quan tâm chú trong. Chính vì vậy trong các nội dung được xây dựng trong quá trình, chương trình, lớp tập huấn cần có sựn lồng ghép các nội dung để đạp ứng đầy đủ hơn các mong muốn và nhu cầu của người dân.

3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tậpThuận lợi Thuận lợi

- Bản Qua có vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông liên xã khá hoàn thiện nên điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Diện tích đất canh tác khá lớn, màu mỡ, cùng nguồn nước tương đối ổn định, có thể thâm canh nhiều loại cây trồng. Xây dựng những mô hình chuyên canh giá trị kinh tế cao. Khu vực đồi núi xây dựng mô hình nông lâm kết hợp sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nhân dân có truyền thống đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư xây dựng.

- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ rốc lớn đã ảnh hưởng đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, đến phát triển giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Để phát triển cần phải có đầu tư đáng kể.

- Về thời tiết: Mùa mưa với lượng mưa lớn gây ra tình trạng lũ quét, sạt lở đất liên tục sảy ra, mùa khô ít nước lạnh và sương muối gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông – lâm nghiệp của nhân dân.

- Tỷ trọng giữa các ngành chưa hợp lý, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh. Ngành dịch vụ thương mại còn chiếm tỷ trọng thấp so với tiềm năng.

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung thực tập và công việc cụ thể

* Nội dung thứ nhất: Họp hội nghị giao ban tháng

- Người chủ trì cuộc họp giao ban là CTX.

- Nội dung của cuộc họp giao ban là trước tiên các trưởng thôn, bí thư chi bộ từng thôn lần lượt báo cáo tình hình an ninh chính trị của thôn mình trong thời gian qua đặc biệt là tình hình gieo cấy vụ xuân năm 2017 và các cán bộ chuyên môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc nếu có vướng mắc gì thì xin ý kiến chỉ đạo từ phía CTX.

- Khi nghe báo cáo xong CTX sẽ đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc của các trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn, các cán bộ chuyên môn.

- Triển khai kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các cán bộ chuyên môn, trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn trong thời gian tới.

- Qua cuộc họp giao ban em học được cách tổ chức, bố trí một cuộc họp, cách báo cáo công việc với cấp trên, cách làm việc với các đồng nghiệp. Ngoài ra em còn chuẩn bị phòng họp, sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị nước uống. Những công việc này giúp tôi biết cách chuẩn bị cho một cuộc họp cần phải chuẩn bị những gì để sau này em có gặp phải sẽ bớt lung túng hơn.

* Nội dung thứ hai: Đi kiểm tra hệ thống thủy lợi của các thôn trong địa bàn

- Được sự nhất trí của UBND xã, em được phân công đi kiểm tra định kỳ hệ thống kênh mương thủy lợi

- Đi trực tiếp các thôn theo danh sách, kiểm tra chất lượng, rà soát hệ thống. - Đánh giá sơ bộ và kiểm kê để có biện pháp tu bổ, thay mới

Khó khăn thuận lợi khi đi làm công việc này là:

Thuận lợi

- Người nhiệt tình chỉ dẫn đường.

- Hiểu rõ hơn về hệ thống mương thủy lợi cũng như công việc của cán bộ nông nghiệp.

Khó khăn

- Đường đi lại ở một số thôn rất khó khăn (Tả Ngảo, Tân Hồng...) - Nhiều hệ thống không có đường nội đồng cho quá trình khảo sát.

* Nội dung thứ ba: Đi kiểm tra thí điểm trồng cây khoai lang

- Rà soát diện tích khoai lang trồng thí điểm. - Thu thập mẫu khoai lang để đánh giá chất lượng

- Chuyển mẫu và phiếu đánh giá về cơ sở để làm báo cáo đánh giá mô hình thí điểm.

Khó khăn thuận lợi khi thực hiện công việc này: - Thuận lợi

+ Được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn chỉ điểm. + Thời gian và thời tiết thuận lợi cho công tác kiểm tra.

- Khó khăn

+ Diện tích trồng chưa tập trung khó khăn trong việc thu thập mẫu để đánh giá.

* Nội dung thứ tư : Hỗ trợ công tác chuẩn bị bế mạc lớp sơ cấp sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Bản Qua.

- Em đã cùng các anh chị cán bộ xã chuẩn bị buổi bế giảng, tổng hợp kết quả đạt được như số người tham gia và đánh giá mức độ hiểu biết của họ.

* Nội dung thứ năm : Khảo sát hiểu biết của người dân về vai trò trách nhiệm của cán bộ phụ trách nông nghiệp.

- Thông qua bảng hỏi, em đã thống kê đánh giá các chương trình tập huấn trên địa bàn.

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

* Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã

Hình 3. 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Bản Qua

Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật

Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn.

Số cán bộ, công chức xã đạt chuẩn 24/25 người gồm: Cán bộ 11 người, công chức xã 13 người; tốt nghiệp THPT 23 người, Trình độ Đại học 12 người, cao đẳng 02 người, trung cấp 11. Trung cấp lý luận chính trị là 13; sơ cấp lý luận chính trị là 10.

Trình độ tin học: Chứng chỉ A,B,C: 24 người. Cán bộ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số: 12 người.

Hiện xã đã đảm bảo có đủ các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn. UB MTTQ và các đoàn thể chính trị của xã: Hàng năm đều đạt phong trào hoạt động khá trở lên, 18 thôn có đầy đủ 5 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Ban công tác mặt trận thôn; Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ; Chi hội CCB.

Đảng bộ xã có 24 chi bộ, với 198 Đảng viên đạt tiêu chuẩn( gồm 5 chi bộ trường học, 01 chi bộ Y tế và 18 chi bộ thôn). Trong đó đạt trong sạch vững mạnh có 19/24, đạt 79,17 % và Hoàn thành tốt nhiệm vụ có 5/24, đạt 20,83%.

Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dề bị tổn thương trog lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

Kết quả thực tập tại địa phương

- Nắm được hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Bản Qua, những quy định làm việc tại cơ quan.

- Cách xử lí công việc, các văn bản chỉ đạo từ các phòng ban của huyện, sở.

- Tham gia các hoạt động của đoàn xã.

- Trợ giúp sự chuẩn bị cho khai mạc và bế mạc các lớp sơ cấp,tập huấn…

- Tham gia vào việc cấp phát giống chè, ngô…. - Kiểm tra đồng ruộng, tình hình sâu bệnh gây bệnh.

- Thăm quan mô hình sản xuất,tiêu thụ sản phảm nông nghiệp của công ty cổ phần thiên nhiên DK.

- Kiểm tra chuồng trại chuẩn bị phòng tránh rét đậm rét hại gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp

- Khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới của xã,tìm hiểu các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được tại xã.

- Hỗ trợ công tác kiểm tra dịch bệnh trên vật nuôi trên địa bàn xã.

- Chuẩn bị công tác cho hội chợ thương mại mỗi phường, mỗi xã một sản phẩm.

3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Qua quá trình tìm hiểu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại UBND xã Bản Qua. Em rút ra được một số bài học cho bản thân mình như sau:

- Kỹ năng giao tiếp: Lễ phép,lời nói nhẹ nhàng, phong cách gọn gàng lịch sự với mọi người xung quanh, không phân biệt dân tộc, tôn giáo và tôn trọng bình đẳng với các dân tộc trong địa bàn xã. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các cá nhân, tập thể, hơn nữa là các ý kiến của bà con nhân dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã bản qua, ,huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49)