Nội dung thực tập và công việc cụ thể

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã bản qua, ,huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54)

PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung thực tập và công việc cụ thể

* Nội dung thứ nhất: Họp hội nghị giao ban tháng

- Người chủ trì cuộc họp giao ban là CTX.

- Nội dung của cuộc họp giao ban là trước tiên các trưởng thôn, bí thư chi bộ từng thôn lần lượt báo cáo tình hình an ninh chính trị của thôn mình trong thời gian qua đặc biệt là tình hình gieo cấy vụ xuân năm 2017 và các cán bộ chuyên môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc nếu có vướng mắc gì thì xin ý kiến chỉ đạo từ phía CTX.

- Khi nghe báo cáo xong CTX sẽ đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc của các trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn, các cán bộ chuyên môn.

- Triển khai kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các cán bộ chuyên môn, trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn trong thời gian tới.

- Qua cuộc họp giao ban em học được cách tổ chức, bố trí một cuộc họp, cách báo cáo công việc với cấp trên, cách làm việc với các đồng nghiệp. Ngoài ra em còn chuẩn bị phòng họp, sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị nước uống. Những công việc này giúp tôi biết cách chuẩn bị cho một cuộc họp cần phải chuẩn bị những gì để sau này em có gặp phải sẽ bớt lung túng hơn.

* Nội dung thứ hai: Đi kiểm tra hệ thống thủy lợi của các thôn trong địa bàn

- Được sự nhất trí của UBND xã, em được phân công đi kiểm tra định kỳ hệ thống kênh mương thủy lợi

- Đi trực tiếp các thôn theo danh sách, kiểm tra chất lượng, rà soát hệ thống. - Đánh giá sơ bộ và kiểm kê để có biện pháp tu bổ, thay mới

Khó khăn thuận lợi khi đi làm công việc này là:

Thuận lợi

- Người nhiệt tình chỉ dẫn đường.

- Hiểu rõ hơn về hệ thống mương thủy lợi cũng như công việc của cán bộ nông nghiệp.

Khó khăn

- Đường đi lại ở một số thôn rất khó khăn (Tả Ngảo, Tân Hồng...) - Nhiều hệ thống không có đường nội đồng cho quá trình khảo sát.

* Nội dung thứ ba: Đi kiểm tra thí điểm trồng cây khoai lang

- Rà soát diện tích khoai lang trồng thí điểm. - Thu thập mẫu khoai lang để đánh giá chất lượng

- Chuyển mẫu và phiếu đánh giá về cơ sở để làm báo cáo đánh giá mô hình thí điểm.

Khó khăn thuận lợi khi thực hiện công việc này: - Thuận lợi

+ Được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn chỉ điểm. + Thời gian và thời tiết thuận lợi cho công tác kiểm tra.

- Khó khăn

+ Diện tích trồng chưa tập trung khó khăn trong việc thu thập mẫu để đánh giá.

* Nội dung thứ tư : Hỗ trợ công tác chuẩn bị bế mạc lớp sơ cấp sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Bản Qua.

- Em đã cùng các anh chị cán bộ xã chuẩn bị buổi bế giảng, tổng hợp kết quả đạt được như số người tham gia và đánh giá mức độ hiểu biết của họ.

* Nội dung thứ năm : Khảo sát hiểu biết của người dân về vai trò trách nhiệm của cán bộ phụ trách nông nghiệp.

- Thông qua bảng hỏi, em đã thống kê đánh giá các chương trình tập huấn trên địa bàn.

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

* Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã

Hình 3. 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Bản Qua

Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật

Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn.

Số cán bộ, công chức xã đạt chuẩn 24/25 người gồm: Cán bộ 11 người, công chức xã 13 người; tốt nghiệp THPT 23 người, Trình độ Đại học 12 người, cao đẳng 02 người, trung cấp 11. Trung cấp lý luận chính trị là 13; sơ cấp lý luận chính trị là 10.

Trình độ tin học: Chứng chỉ A,B,C: 24 người. Cán bộ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số: 12 người.

Hiện xã đã đảm bảo có đủ các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn. UB MTTQ và các đoàn thể chính trị của xã: Hàng năm đều đạt phong trào hoạt động khá trở lên, 18 thôn có đầy đủ 5 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Ban công tác mặt trận thôn; Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ; Chi hội CCB.

Đảng bộ xã có 24 chi bộ, với 198 Đảng viên đạt tiêu chuẩn( gồm 5 chi bộ trường học, 01 chi bộ Y tế và 18 chi bộ thôn). Trong đó đạt trong sạch vững mạnh có 19/24, đạt 79,17 % và Hoàn thành tốt nhiệm vụ có 5/24, đạt 20,83%.

Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dề bị tổn thương trog lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

Kết quả thực tập tại địa phương

- Nắm được hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Bản Qua, những quy định làm việc tại cơ quan.

- Cách xử lí công việc, các văn bản chỉ đạo từ các phòng ban của huyện, sở.

- Tham gia các hoạt động của đoàn xã.

- Trợ giúp sự chuẩn bị cho khai mạc và bế mạc các lớp sơ cấp,tập huấn…

- Tham gia vào việc cấp phát giống chè, ngô…. - Kiểm tra đồng ruộng, tình hình sâu bệnh gây bệnh.

- Thăm quan mô hình sản xuất,tiêu thụ sản phảm nông nghiệp của công ty cổ phần thiên nhiên DK.

- Kiểm tra chuồng trại chuẩn bị phòng tránh rét đậm rét hại gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp

- Khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới của xã,tìm hiểu các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được tại xã.

- Hỗ trợ công tác kiểm tra dịch bệnh trên vật nuôi trên địa bàn xã.

- Chuẩn bị công tác cho hội chợ thương mại mỗi phường, mỗi xã một sản phẩm.

3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Qua quá trình tìm hiểu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại UBND xã Bản Qua. Em rút ra được một số bài học cho bản thân mình như sau:

- Kỹ năng giao tiếp: Lễ phép,lời nói nhẹ nhàng, phong cách gọn gàng lịch sự với mọi người xung quanh, không phân biệt dân tộc, tôn giáo và tôn trọng bình đẳng với các dân tộc trong địa bàn xã. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các cá nhân, tập thể, hơn nữa là các ý kiến của bà con nhân dân.

- Khả năng nói, kỹ năng viết (viết báo cáo, viết tin bài...) và giao tiếp, ứng xử tốt.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá các tình huống trong thực tế sản xuất và đời sống, đề xuất giải pháp kịp thời, đưa ra lời khuyên đúng đắn.

- Kỹ năng lãnh đạo: tự tin, gương mẫu và có khả năng thuyết phục quần chúng, tiếp cận được với các đối tác, với lãnh đạo địa phương.

- Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học được trên lớp thêm phong phú, kiến thức càng rộng tạo cơ hội tốt giải quyết vấn đề đạt ra, hiểu được lý thuyết và thực tế. Kỹ thuật xây dựng công trình phù hợp với địa hình của địa phương.

-Những công việc mà em đã trải qua từ thực tế khác hoàn toàn so với những lý thuyết mà em được học từ trên lớp. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc…em nhìn thấy những lỗ hổng của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, em có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này.

- Thuận lợi:

+ Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ là người dân tộc ít người, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ học tập và nghiên cứu khoa học, đã cử nhiều lượt cán bộ đi học tập nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại các trường đào tạo trong và ngoài nước.

+ Đội ngũ cán bộ của xã hầu hết được đào tạo qua các trường lớp chính quy, có tinh thần ham học hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành, các cán bộ kỹ thuật phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.

+ Các mô hình triển khai trên địa bàn nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình từ phía người dân.

- Khó khăn:

+ Chế độ chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với thị trường hiện nay.

+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quy định đạt thấp.

+ Tình hình các loại bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, các cán bộ phải thường xuyên xuống cơ sở nhưng không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc triển khai trên thực địa và không được cấp quần áo bảo hộ lao động cũng như dụng cụ trang thiết bị phục vụ chuyên môn đặc thù của ngành.

+ Các mô hình trình diễn có kỹ thật hoàn toàn mới so với phương pháp truyền thống nên nhiều hộ khi mới làm còn lúng túng, gặp khó khăn.

3.2.4. Đề xuất giải pháp

Công tác quản lý:Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương đã tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

-Khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới: xây dựng đề án tập trung vào phát triển kinh tế với những giải pháp sau trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất tiến hành lập vùng quy hoạch sản xuất bao gồm vùng sản xuất và chế biến chè chất lượng cao, quy hoạch vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng vùng kinh tế trang trại; Đào tạo kiến thức cho nông dân qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Đào tạo chuyển đổi nghề,

đào tạo lao động các nghề cơ khí, thợ xây dựng, dịch vụ thương mại; Đào tạo cán bộ cấp xã có chất lượng.

- Xây dựng các cuộc vận động,tổ chức tuyên truyển quảng bá đến toàn thể người dân để thúc đẩy mạnh mẽ và đạt kết quả cao như: cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã và đang được tuyên truyền trong tầng lớp nhân dân.

- Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống CBNN: Xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống CBNN cấp xã, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 cán bộ phụ trách nông nghiệp. CBNN không chỉ là những người có năng lực, trình độ mà phải có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Do vậy chỉ quy hoạch những người có cam kết gắn bó với nông nghiệp, nông dân.

- Rà soát lực lượng cán bộ nông nghiệp, loại bỏ những cán bộ yếu kém không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không có tâm huyết với nghề. Tuyển dụng những người có đủ năng lực, tâm huyết.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý CBNN nhằm nắm chắc những thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của CBNN giúp cho cấp ủy và chính quyền phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh làm cho CBNN luôn luôn hoạt động đúng định hướng, đúng nguyên tắc.

- Cần phải tuyển dụng những người CBNN trẻ, có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, tâm huyết, yêu nghề luôn vì sự phát triển của nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng gắn bó với những người nông dân.

- Cán bộ nông nghiệp phải được tập huấn về chuyên môn và kỹ năng, có đầy đủ năng lực trong thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách cho nhân dân, đi sâu đi sát với thực tiễn thực hiện của nhân dân. Thường xuyên kiểm tra và có các báo cáo cho cơ quan cấp cao hơn để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Những việc làm của CBNN cần phải thực tế hơn là lý thuyết đó chính là đưa ra các mô hình phù hợp với nhu cầu của người dân và địa phương.

- CBNN phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất.

- CBNN cần phải có sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để công tác triển khai các chương trình thực hiện đạt hiệu quả. - CBNN phải thành lập Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để kiểm tra giám sát tình hình sản xuất của người nông dân.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương, mặc dù thời gian ngắn và bản thân còn nhiều hạn chế, xong nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Đức Quang và cùng với sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các anh chị, chú bác, các cô chú tại UBND xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Em đã rút ra một số kết luận như sau:

- UBND xã Bản Qua là cơ quan hành chính nhà nước cấp xã nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Là cơ quan chịu trách nhiệm tuyên truyền và thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Chịu sự quản lý của UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Qua thời gian thực tập làm quen với công việc và kiến thức đã học được tại trường tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp.

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

- Các hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường trong nông nghiệp nông thôn

- Về kinh tế, cán bộ nông nghiệp có vai trò tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Các hô nông dân tham gia vào các trường trình, các hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp tích cực đầu tư và áp dụng KHKT vào sản xuất.

- Đội ngũ cán bộ nông nghiệp xã Bản Qua là đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa cao, giàu kinh nghiệm trong công tác, bản lĩnh chính trị vững vàng,

giác ngộ tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, là lá cờ đầu trong mọi công tác phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong mọi phong trào của cơ quan, của tập thể quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng địa phương và đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã bản qua, ,huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)