KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của các chủng nấm mốc phân lập được
nấm mốc phân lập được
Để xác định nhiệt độ nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm mốc phân lập được chúng tôi tiến hành nuôi cấy tĩnh ở 35oC trong môi trường dịch thể ở các nhiệt độ: 20oC, 25oC, 30oC, 35oC và 40oC. Tiến hành thu nhận sinh khối sau 96 giờ nuôi cấy. Kết quả được trình bày ở hình 4.2
Nhìn vào đồ thị chúng tôi nhận thấy các chủng nấm mốc nghiên cứu đều có khả năng tích luỹ sinh khối trong khoảng nhiệt độ từ 20oC-35oC sau đó giảm mạnh ở nhiệt độ 40oC. Ở 20oC, lượng sinh khối tích lũy được giữa các chủng nấm mốc hầu như không sự chênh lệch lớn. Đa số chúng phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ từ 30oC-35oC. Nhiệt độ tối thích để các chủng N1, N2, ĐN1, S1 phát triển là 30oC. Ở
Sinh khối (mg/ml)
nhiệt độ nuôi cấy này sinh khối của chúng đạt lần lượt là 5,97 mg/ml, 6,22 mg/ml, 6,24 mg/ml, 5,97 mg/ml. Nhiệt độ tối thích của bốn chủng ĐN2, S2, G1, G2 phát triển là 35oC với sinh khối đạt lần lượt là 5,77 mg/ml, 6,66 mg/ml, 5,99 mg/ml, 4,86 mg/ml. Điều này cho thấy đa số các chủng nấm mốc này thuộc nhóm ưa ấm. Kết quả này phù hợp với Jin Fujita và cộng sự (2003) ở trường đại học Hiroshima, Nhật Bản khi nghiên cứu khả năng tổng hợp enzym photphotase từ A. oryzae thì cũng đã chọn 30oC là nhiệt độ để nghiên cứu [18].
Hình 4.2.Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng của các chủng nấm mốc
Sinh khối (mg/ml)