Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ NHIỆT CỦA VIÊN ÉP QUẶNG APATIT SỬ DỤNG CHẤT ĐÓNG RẮN TINH BỘT PHỐT PHÁT HÓA (Trang 37 - 39)

Sơ đồ khối chế tạo tinh bột phốt phát sử dụng làm chất kết dính

Hòa tan trong 200 ml nước ở 35oC NaH2PO4 + Na2HPO4 10g tỉ lệ 1:1 Điều chỉnh ph = 5 Bằng dd NaOH 3M Thêm từ từ 100g tinh bột Dung dịch A

Khuấy đều 20 phút ở 25oC

Hỗn hợp B

Sấy 150oC trong 3h Chất C đã loại bỏ nước Rửa bằng methanol 50% Tinh bột phốt phát hóa chưa loại bỏ tạp Lọc hút chân không Tinh bột phốt phát hóa đã loại bỏ tạp

Sấy 45oC trong 1h

Tinh bột phốt phát hóa

Chất C ẩm

Sấy 55oC trong 24h

Chất C

Tiếp tục sấy 65oC trong 90 phút

Thuyết minh quy trình tổng hợp:

Hỗn hợp 10 g natri đihiđro phốt phát (NaH2PO4) và natri hiđro phốt phát (Na2HPO4), theo tỷ lệ khối lượng 1:1, được hòa tan trong 200 ml nước ở 35oC. Sau khi điều chỉnh pH của dung dịch đạt khoảng 5, bằng NaOH 3M, cân và cho từ từ 100 g tinh bột vào dung dịch. Sau khoảng 20 phút khuấy ở nhiệt độ phòng, đem lọc hỗn hợp bằng hút chân không. Sản phẩm lọc được làm khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 55oC trong 24 giờ, sau đó tiếp tục làm khô ở nhiệt độ 65oC trong khoảng 90 phút. Quá trình phốt phát hóa tinh bột được thực hiện bằng cách sấy ở nhiệt độ 150oC trong vòng 3 giờ. Sản phẩm được để nguội đến nhiệt độ phòng và rửa bằng dung dịch metanol 50% để loại các muối phốt phát không tham gia phản ứng và tinh bột bị thoái biến, sau đó làm khô sản phẩm ở nhiệt độ 45oC.

Hình 2. 1: Quá trình mô tả phản ứng phốt phát hóa

Thu được tinh bột phốt phát hóa (Viết tắt là TBP), sau đó đem nghiền mịn sử dụng để đóng rắn quặng apatit.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ NHIỆT CỦA VIÊN ÉP QUẶNG APATIT SỬ DỤNG CHẤT ĐÓNG RẮN TINH BỘT PHỐT PHÁT HÓA (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w