Mầm mống những đặc tính trong loài khỉ.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng doc (Trang 32 - 38)

Lý luận duy tâm căn cứ vào những đặc tính trên để cho rằng loài người không liên quan gì với loài vật và phải do một đấng Thượng đế tạo nên. Nhưng chúng ta dùng

khoa học để xét, ta thấy những đặc tính ấy không tuyệt đối:

- Bàn tay người dẻo hơn nhưng không hoàn toàn khác tay khỉ nhân hình, và có dạy

dỗ khỉ có thể làm được rất nhiều việc gần như người.

- Khỉ đi còng nhưng có những lúc đi thẳng - con gibbon gần như thường xuyên đi

- Sự phát triển của hệ thần kinh loài người là kết quả của sự phát triển thành động

vật một mức cao, không có sự phân cách tuyệt đối

- Tổ chức phát âm không đối lập với loài khỉ nhân hình - nhiều loài vật có thể biết

nói.

[Người ta tìm được những bộ xương trung gian giữa khỉ và người (trán ít vẹt, hốc

mắt ít gồ...) vào khoảng 1.000.000 năm trước đây]

Vê phương diện sinh hoạt:

- Khỉ dùng dụng cụ nhất thời rồi vứt đi, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt và

thường xuyên nào nó biết giữ dụng cụ trong thời gian ngắn

Vài nhà bác học, nhất là giáo sư Koehler (Đức), nghiên cứu khỉ nhân hình đã thấy

những cử động chuẩn bị cho việc làm dụng cụ và trong hoàn cảnh bình thường - không luyện tập - đã có những cử động đặc biệt chứng minh những trình độ cao:

«một con khỉ lắp một cái gậy nhỏ vào một ống gỗ rỗng to hơn để làm một cái gậy dài hơn kều chuối, hoặc cao hơn, đã gậm đầu một mảnh gỗ cho nhỏ hơn để lắp

vừa ống» hay đã «biết chồng những hộp gỗ lên nhau - dù một cách không hệ thống

- để vở lấy nải chuối» (Koehler).

- Nghiên cứu tiếng kêu của khỉ, người ta nhận thấy chúng có mấy chục tiếng kêu khác nhau và mỗi loại tiếng tương đối đã tương ứng với những hoàn cảnh khác

nhau nhất định. Và đôi khi hình như đã phát biểu những hiện tượng khách quan - kêu con khác lại cùng khiêng hộp nặng chứ không thuần biểu hiện chủ quan.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khỉ chưa có tổ chức tập thể nhưng đã có những hành động có thể làm cơ sở cho

tổ chức xã hội: thái độ cộng tác (gọi nhau cùng khiêng đồ vật, bày vẽ cho nhau

cách lắp gậy dài hơn).

[Kêu là sự phát biểu cảm động chủ quan của động vật thành âm thanh].

Sự phân biệt căn bản là những đặc điểm xã hội. Nếu cần tìm nguồn gốc loài người, người ta kể từ lúc có công cụ - Loài người xuất hiện từ khi có lao động.

Người ta tìm ra công cụ trong tứ địa kỳ. Nghĩa là bắt đầu từ lúc ấy, một loài khỉ

biết lao động. Cái gì thúc đẩy sự chuyển biến ấy?

[Nhất kỳ: phát triển cá

Tam kỳ: phát triển có vú

Cuối tam kỳ: phát triển khỉ Đầu tứ kỳ: phát triển người]

Đầu tứ kỳ có một trận lạnh làm nhiều rừng bị mất đi. Một số khỉ phải xuống đất và thức ăn hiếm hoi hơn trước. Loài khỉ bắt buộc phải phát triển một khả năng có sẵn

từ trước nhưng không vận dụng đến lắm: như năng dùng dụng cụ. Trong điều kiện

mới, những dụng cụ không phải chỉ dùng xong vứt đi mà đã được giữ lại và cũng

vì hoàn cảnh phải cải tiến dụng cụ - làm thành công cụ.

[Khoảng 1.000.000 - 20.000 năm trước đây, có những lúc cả một bể đá từ bắc cực

tràn xuống miền ôn đới: nghiên cứu các địa tầng và vào núi hiện tại còn mang những vết rạch của đường đi của những bể đá ấy].

Trong sự chuyển biến này có gián đoạn và liên tục: sự chuyển đổi về lượng (thường xuyên tính của sử dụng dụng cụ) chuyển thành biến đổi về chất: dụng cụ

tiến lên công cụ; cử chỉ tự nhiên thành động tác lao động, sự biến chuyển của hoàn cảnh tự nhiên thành hoàn cảnh của mình. Do đó có những chuyển biến về cơ thể,

và những chuyển biến ấy là kết quả của sự xây dựng động tác lao động:

- Hai tay sử dụng không dùng để dựa nên người phải thẳng lên để dựa vào chân sau.

Đời sống xã hội phức tạp hơn - bộ máy phát âm ngày càng phức tạp và phát triển hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Giá trị căn bản đời sống con người là sống tự do, nghĩa là tạo ra hoàn cảnh của

mình và đó là kết quả lao động]

[Phổ biến kinh nghiệm và chuyển dụng cụ. Dù lạc hậu hay văn minh nhưng một số loài có lao động đầu là người và khác hẳn loài vật ở lao động. Nhưng chênh lệch

về trình độ chỉ là kết quả của hoàn cảnh, điều kiện cơ thể tương đối giống nhau

nếu đặt vào một hoàn cảnh lịch sử nào có thể văn minh được - lịch sử kháng chiến

- căn bản phương pháp tư tưởng. Sự phân chia tuyệt đối là phương pháp của thống

trị để tách ra, kìm hãm phát triển để bóc lột mãi] .

Trong đời sống, khỉ đã có mầm mống của ngôn ngữ và đời sống tập thể (tiếng kêu có vẻ yêu cầu giúp đỡ). Với sự phát triển, đời sống lao động dần dần tiến lên đời

sống chung, cùng sử dụng dụng cụ, cùng lao động. Cuộc sống tập thể tiến triển trên cơ sở của sự phát triển của dụng cụ lên công cụ, theo những qui luật của sự

Trong cuộc sống tập thể lao động, ngôn ngữ xuất hiện. Sự phát âm có tính chất

khách quan phần nào đã có mầm mống trong loài khỉ ngày càng được qui định

chính xác hơn, và nảy sinh những ngôn ngữ mới phát xuất từ cơ cấu lao động

(tiếng kêu thành tiếng hô, nhịp ngôn ngữ là nhịp lao động - dần dần được phân tích

tỉ mỉ...). Cấu tạo của bộ máy phát âm theo sự biến chuyển của ngôn ngữ ngày càng phát triển, tổ chức cao hơn theo đời sống tập thể và lao động. Tổ chức tập thể ngày

càng được qui định chính xác phản ánh sự đòi hỏi của động tác lao động - nảy sinh

kỷ luật. Có 2 kỷ luật chủ yếu:

- Bảo vệ công cụ.

- Cùng nhau sản xuất công cụ.

Ta thấy rằng những mầm mống có sẵn trong loài khỉ thượng tầng đã biến lượng

qua biến chất lên trình độ người nhờ lao động. Như thế, lao động không chỉ xây

dựng đời sống hiện tại của chúng ta mà đã xây dựng nên chúng ta trong dĩ vãng nửa, nó đã xây dựng nên giá trị căn bản của loài người.

Trần Đức Thảo

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng doc (Trang 32 - 38)