Tình cảm nhân dân hai nước

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – lào từ năm 1991 đến nay (Trang 25 - 27)

Trong 43 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt c ủa Đảng NDCM Lào, nhân dân các dân tộc Lào anh em đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo nên diện mạo mới cho đất nước. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; c hính trị, xã hội ổn định; an ninh, quốc phòng được bảo đảm; vai trò vị thế quốc tế của nước Lào ngày càng được nâng cao. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; nhân dân các dân tộc Lào đoàn kết, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Mê Công, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhân dân hai nước Việt Nam-Lào vốn có mối quan hệ truyền thống, thủy chung, gắn bó lâu đời.

Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, phong trào cách mạng của hai nước Lào-Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng C ộng sản Đông Dương. Được xây đắp trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, mối quan hệ đặc biệt ấy tạo nên sức mạnh kỳ diệu về tinh thần và vật chất. Nhân dân hai nước luôn đoàn kết, cay đắng ngọt bùi có nhau. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, kề vai sát cánh cùng quân đội và nhân dân Lào anh em góp phần làm nên thắng lợi to lớn của hai cuộc kháng chiến c hống Pháp và chống Mỹ. “Bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi” trở thành hình tượng bất tử, ngợi ca tình hữu nghị cao đẹp, c hia sẻ sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần mà nhân dân hai nước dành cho nhau trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất. Đó là truyền thống, di sản quý báu và là tấm gương

trong sáng, là biểu tượng quý giá của tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai nước.

Chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Na m hiếm có ấy. Đó là mối qua n hệ thể hiện những ước vọng tha thiết của nhân dân hai nước là đoàn kết, giúp nhau chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa hai quốc gia. Đó cũng là mối quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững mang tính xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, các chặng đường, bước trước chuẩn bị cho bước sau tiếp tục phát triển đưa tới những thắng lợi lịch sử của hai nước Việt Nam, Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Hiện nay, khi đã giành được những “trái ngọt” trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợ p tác toàn diện Việt Nam-Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày c ông vun đắp, vẫn tiếp tục đơm hoa kết trái trên mọi mặt, từ kinh tế, thương mại đầu tư, giáo dục, y tế cho đến an ninh, quốc phòng...

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang phát triển hết sức nhanh chóng, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với cả hai nước, hơn bao giờ hết, các thế hệ nhân dân hai nước cần luôn ghi nhớ quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là tài sản vô giá của hai Đảng, hai dân tộc chúng ta. Dù cho thời cuộc đổi thay, nhưng lớp trước tiến lên, lớp sau kế bước, tình cảm thủy chung giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Lào không thay đổi, “mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông” như Chủ tịch Kaysone Phomvihane từng khẳng định.

Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung và văn hóa của hai dân tộc có nhiều nét tương đồng. Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và c ư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động,

liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người Lào. Người Việt Nam thường nói: “Được lời như cởi tấm lòng”, thì người Lào có câu ngạn ngữ: “Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ thi), vầu bò thực khọ khỏ xừ cò bò khải” (Nói hợp lòng thì xin ă n cho cũng c hả tiếc, nói trái ý thì dẫu xin mua cũng chẳng bán). Những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân nước Việt dành cho người bạn Lào láng giềng của mình từ xa xưa vẫn còn được lưu lại trong thư tịch cổ: “người Lào thuần hậu chất phác”, trong giao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác”.

Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị – xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của c ư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già…

Sự tương đồng giữa văn hóa của người Việt và người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung c ủa văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Trong đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – lào từ năm 1991 đến nay (Trang 25 - 27)