Lợi ích chiến lược chung

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – lào từ năm 1991 đến nay (Trang 27 - 33)

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới diễn ra những biến đổi sâ u sắc, tác động trực tiếp tới quan hệ Việt - Lào. Cả Việt nam và Lào đều đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn do tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài. Thêm vào đó, sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu không chỉ tạo ra những hẫng hụt đột ngột trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng như của Lào, mà còn gây ra tác động nhất định về chính trị, tư tưởng ở mỗi nước. Các thế lực đế quốc, thù địch lợi dụng tình hình này tăng cường chống phá cách mạng hai nước, chia rẽ khối đoàn kết Việt - Lào. Trong bối cảnh

đó, quan hệ Việt - Lào đứng trước yêu cầu khách quan cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức và cơ chế hợp tác. Gần hai thập niên qua, với tư duy chiến lược sáng tạo của hai chính đảng cách mạng cầm quyền và bằng những bước đi thích hợp, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt - Lào không ngừng phát triển theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Là chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích cơ bản trùng hợp, hoà quyện với lợi ích cơ bản và cao nhất của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích đó được biểu hiện cụ thể thông qua mục tiêu được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định từ Đại hội VIII, tiếp tục khẳng định tại Đại hội IX và Đại hội X là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để vươn tới mục tiêu - lợi ích chiến lược này, vai trò quyết định là khả năng huy động tối đa nội lực dân tộc, kết hợp với tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài. Lẽ dĩ nhiên, nguồn ngoại lực chỉ có thể được khai thác hiệu quả khi tạo lập được môi trường trong nước và quốc tế thuận lợi. Chính vì vậy, từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhất quán nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) nhấn mạnh và đặt lên vị trí ưu tiên phuơng châm đối ngoại kết hợp lợi ích dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; đoàn kết với c ác nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng cách mạng tiến bộ và hoà bình trên thế giới. Tư tưởng đối ngoại nhất quán đó được thể hiện rõ nét và sinh động nhất trong thực tiễn quan hệ Việt - Lào hiện nay. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá - đa dạng hoá, song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt -

Lào. Cơ sở của sự ưu tiên xứng đáng ấy không chỉ bắt nguồn từ tình cảm trân trọng mối quan hệ truyền thống thuỷ chung trong sáng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà còn từ tầm nhìn chiến lược, có hệ luỵ trực tiếp đến vận mệnh cách mạng Việt Nam.

Việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Lào là lợi ích, là đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng hai nước. Sự phát triển của quan hệ Việt - Lào trong những năm gần đây càng chứng tỏ trên thực tế tính đúng đắn của nhãn qua n chiến lược đối ngoại của ĐC S Việt Nam và C hủ tịch Hồ Chí Minh đưa quan hệ hai nước lên tầm cao toàn diện và hữu nghị đặc biệt.

Quan hệ hữu nghị Việt - Lào đã vận động qua những chặng đường lịch sử khác nhau và trải qua không ít gian nan thử thách. Song, ở bất kỳ thời điểm nào, quan hệ đó vẫn ngời sáng tình nghĩa thuỷ chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu nghị nồng thắm. Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào có sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đặt nền móng và suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã dày công chăm chút vun đắp. Thực tiễn cách mạng hai nước cũng luôn chứng tỏ: Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chặt chẽ toàn diện Việt - Lào có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với mỗi nước. Bởi vậy, biên niên sử quan hệ Việt - Lào vốn đã đầy ắp các sự kiện trọng đại, vẫn đang chờ đợi những bước bứt phá mới trong thế kỷ XXI. Quan hệ hữu nghị Việt - Lào mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xâ y dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đảng và nhân dân Việt Nam luôn tâm niệm sâu sắc rằng, vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng, mà còn là tình cảm să u nặ ng c ủa mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính. Xuất phát từ thực tiễn đó, để tăng cường quan hệ Việt - Lào lên tầm cao mới, cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương thức và cơ chế hợp tác theo hướng hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Theo Nhà nước Việt Nam, quan hệ Việt – Lào bắt nguồn từ lòng yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế; tình đoàn kết và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà 2 dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phá t triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt – Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắ c nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạ n chống phá, chia rẽ. Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào được nuôi dưỡng, phát triển bằng quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn.

Khi nói về mối quan hê nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu c ủa chúng ta - Người đã dày công vun đắp cho mối quan hê Viê t - Lào đã nhấn mạnh, đó là mối “quan hê đă c biê t”. Và đúng như vâ y, để nói cho hết về mối “quan hê đă c biê t” ấy cần phải ngược dòng lịch sử, để lịch sử chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai dân tô c Viê t - Lào trong cuô c đấu tranh chống kẻ thù chung, giành đô c lâ p cho dân tô c và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc.

Mối quan hê truyền thống ấy trở nên “đă c biê t” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt Nam và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung, xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt - Lào.

Trong những năm đầu thành lâ p Đảng và trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai nước Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi mối quan hê đoàn kết Viê t - Lào vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. Tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương

đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương và khẳng định: Ba nước Đông Dương cần phải đoàn kế t chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc... Sau Hội nghị, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đảng viên của Đảng từ Việt Nam và Thái Lan đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Lào, các Chi bộ cộng sản sau đó đã được thành lập ở Sa-va-na-khet, Tha-khek và Viêng Chăn. Tháng 9 năm 1934, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào c ách mạng Lào. Kể từ đó, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước ngày càng phát triển trong tình đoàn kết chiến đấu, tạo nên sức mạnh chung để cùng tiến hành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (Cách mạng Lào cũng đồng thời thắng lợi vào tháng 8 năm 1945), giành độc lập cho nhân dân.

Thực tế lịch sử cho thấy, quan hệ đặc biệt Việt - Lào là kết quả của việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin của C hủ tịch Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam và Lào, là sản phẩm của việc kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi giải quyết đúng đắ n và sáng tạo mối quan hệ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đề cao tình đoàn kết, sự ủng hộ và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành đô c lâ p dân tô c, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn c oi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước. Theo Người “kháng chiến Việt - Miên - Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định “Chính phủ, mặt trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ mặt trận nhân dân Lào, M iên một cách không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích c ực, thiết thực hơn”. Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người c hỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm. Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào phải do Đảng

Nhân dâ n cách mạng Lào lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơ n nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngà y càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt - Lào càng thêm gắn bó, mật thiết.

Theo thời gian, mối “quan hệ đặc biệt” Việt - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp ngày càng được tăng cường và phát triển, trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diê n giữa hai nước. Đă c biê t từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối “quan hệ đặc biệt” và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Na m và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quan hệ giữa hai nước ngà y càng được tăng cường, mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn. Đó cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mê nh mà hai Đảng, hai dân tô c đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh vá c qua những chă ng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuô c đấu tranh giành đô c lâ p và giải phóng đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Sách

1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (1930-1945), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1946-1955), tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011

4. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1956-1975), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (1976-1985), tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiệnQuan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (1986-2007), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012

7. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Bài viết của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

Tài liệu Internet

1. Mạnh Hùng (05/01/2019), “Việt Nam - Lào không ngừng tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng”, truy cập:https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam--lao-khong- ngung-tang-cuong-hop-tac-an-ninh-quoc-phong-510082.html , ngày truy cập: 20/5/2021.

2. Trần Xuân Sơn – Lê Duy Toàn (21-11-2020), “Mối qua n hệ hữu nghị vĩ đại Lào - Việt Nam hiếm có trên thế giới”, truy cập:https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/moi- quan-he-huu-nghi-vi-dai-lao-viet-nam-hiem-co-tren-the-gioi-625284/ , ngày truy cập: 21/5/2021.

3. Vũ Quang Vinh (13- 12-2020), “Quan hệ hữu nghị, đoàn kế t đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào: Những chặng đường lịch sử”, truy câp: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-

ngoai1/-/2018/820714/quan-he-huu-nghi%2C-doan-ket-dac-biet-va-hop-tac-toan-

dien-viet-nam---lao--nhung-chang-duong-lich-su.aspx# , ngày truy cập:

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – lào từ năm 1991 đến nay (Trang 27 - 33)