6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.2 KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM
Theo bài kiểm tra khảo sát về chất lượng học phân môn Chính Tả lớp 3.1 và 3.2 đầu năm học 2018-2019, tôi thống kê được số lỗi chính tả mà học sinh mắc phải như sau:
Số âm tiết khảo sát: 65
âm tiết
Lớp Phụ âm đầu Vần Dấu thanh
3.6 (29 HS) 8 (27,5%) 5 (17,2%) 10 (34,48%)
- Đa phần các em sai những lỗi sau: + Phụ âm đầu: ch/tr; d/gi; x/s.
+ Các vần: au/ao; iêt/iêc; an/ang; at/ac; uôn/uông; it/ich; … + Dấu thanh: chủ yếu thanh hỏi, thanh ngã.
3.2.2 Sau nghiên cứu
Sau đây là bảng thống kê kết quả học tập môn Chính Tả sau một thời gian áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập.
BẢNG 3.2: Thống kê số HS sai lỗi chính tả sau nghiên cứu
Số âm tiết khảo sát: 65
âm tiết
Lớp Phụ âm đầu Vần Dấu thanh
3.6 (29 HS) 3 (10,3%) 1 (3,4%) 2 (6,8%)
3.2.3 Đánh giá kết quả sau nghiên cứu
Sau một thời gian áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Chính Tả, tôi thấy tỉ lệ sai lỗi chính tả của các em giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, thái độ học tập của các em cũng thay đổi, các em thích thích thú với tiết học và rất nghiêm túc trong giờ học để được tham gia chơi các trò chơi học tập. Ngoài ra, vào giờ ra chơi, các em cũng tham gia chơi các trò chơi về đó chữ, nối chữ hay tìm từ sai,… giúp các em khắc phục lỗi chính tả, mở rộng vốn từ và thêm yêu thích môn học.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1KẾT LUẬN:
- Qua thực tế dạy học ở trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký, tôi nhận thấy nếu đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các trò chơi học tập một cách phù hợp với từng nội dung bài học sẽ đem lại hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng trò chơi dẫn đến học sinh sa vào các trò chơi mà quên đi nội dung chính của bài học. Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập, giáo viên cần lưu ý trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học và giúp học sinh lĩnh hội được nội dung chính cần hướng tới của bài. Mặt khác, giáo viên cần linh hoạt và sử dụng trò chơi học tập một cách hiệu quả, tránh sử dụng một trò chơi quá nhiều lần dễ gây nhàm chán cho học sinh. Giáo viên có thể linh hoạt trao đổi đồ dùng với các đồng nghiệp trong trường để tiết học của mình thêm phong phú và các hoạt động dạy học luôn mới lạ để thu hút tính tò mò và tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học.
- Tuy nhiên, trò chơi học tập chỉ là một phương pháp nhằm hỗ trợ việc học môn Chính tả của học sinh làm tăng thêm phần hứng thú, giúp các em yêu thích môn học hơn. Chính vì vậy, để học sinh học tốt môn Chính tả là cả một quá trình rèn luyện lâu dài không chỉ của học sinh mà cả bản thân người giáo viên cũng cần phải cố gắng. Đối với người giáo viên, cần phải phát âm chuẩn, viết chuẩn để làm gương cho học sinh và không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản thân để theo kịp những thay đổi của xã hội.
4.2 ĐỀ XUẤT:
4.2.1 Đối với giáo viên:
- Mỗi người giáo viên cần phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em trong mỗi tiết học.
- Cần phải quan tâm, yêu thương học sinh, nắm rõ đặc điểm của mỗi học sinh để từ đó xây dựng bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Giáo viên khi lên tiết dạy ngoài việc chuẩn bị kĩ càng về kiến thức, bài
giảng thì người giáo viên cần tạo được sự gần gũi, không khí tươi vui, hào hứng cho mỗi tiết dạy, giúp các em yêu thích môn học hơn.
- Giáo viên cần phải viết đúng, phát âm chuẩn để làm gương cho học sinh noi theo vì việc rèn Chính tả là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên mới mang lại hiệu quả cao.
4.2.2 Đối với Tổ chuyên môn:
- Tăng cường công tác tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính Tả.
4.2.3 Đối với học sinh:
- Cần có thái độ học tập đúng đắn, có ý thức tự học.
- Tham gia học tập tích cực, chuyên cần, yêu thích môn học.
- Trao đổi học tập với bạn bè để học hỏi lẫn nhau và tăng tinh thần đoàn kết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách Tiếng Việt lớp 3 (Tập 1 và 2).
[2]. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (NXB Giáo Dục).
[3]. Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh (Tác giả Hà Nhật Thăng – NXB Hà Nội- 2002).
[4]. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Nhóm tác giả Lê A - Thành Thị Yên Mỹ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến – NXBGD-1997).
[5]. Trò chơi giữa buổi dành cho học sinh Tiểu học (Tác giả Trần Đồng Lâm - NXB Hà Nội - 2002).
[6]. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học (Tác giả GS.TS. Lê Phương Nga - NBX Giáo Dục).
[7]. Trò chơi thực hành Tiếng Việt Lớp 3 (Tác giả Vũ Khắc Tuân - NBX Giáo Dục).