Tại sao chúng ta lại cần tư duy phản biện?

Một phần của tài liệu Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (Trang 25 - 28)

III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2. Tại sao chúng ta lại cần tư duy phản biện?

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tư duy phản biện là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự nhận thức đúng đắn và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như cơ quan, tổ chức.

Tư duy phản biện là chìa khóa để giúp các bạn học tập tốt hơn, một vấn đề nếu được phân tích kỹ càng sẽ dễ dàng được ghi nhớ lâu hơn. Trong quá trình làm việc nhóm, tư duy và phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.

Tư duy phản biện giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến, tìm hiểu, phát hiện những

ý tưởng, giá trị mới của vấn đề, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động, từ đó đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.

Nhờ tư duy phản biện, chúng ta suy nghĩ một vấn đề theo nhiều góc nhìn mới, nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau, khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, xem xét kỹ vấn đề ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những bằng chứng đầy sức thuyết phục.

Ngoài ra, tư duy phản biện còn giúp chúng ta dễ dàng thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Nhờ tư duy phản biện, ta ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận, sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến của người khác và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác. Người có tư duy phản biện tốt sẽ có suy nghĩ tích cực, khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, hình thành nhân cách tự chủ, độc lập, nỗ lực cập nhật những thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân, nâng cao kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin, trình bày vấn đề một cách chính xác, rõ ràng và không kém sự sáng tạo, đưa ra luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, tăng cường khả năng suy nghĩ theo hướng mở. Từ đó giúp bản thân trở nên đáng tin cậy, không hấp tấp, vội vàng, dễ dàng hòa đồng vào tập thể, cộng đồng.

Theo “World Economic Forum", tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề luôn là những kỹ năng quan trọng hàng đầu được thế giới ghi nhận trong vòng 5 năm

qua:

Tóm lại, tư duy phản biện trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người. Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái

mới. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý, kế thừa những giá trị trong quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm cải thiện nhận thức và hành động thực tiễn; chủ động, tự giác, thể hiện tính chính xác, triệt để, có căn cứ và chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội, tìm kiếm con đường đúng đắn, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý, dễ dàng phát hiện ra những sai lầm.

Một phần của tài liệu Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)