Làm sao để nâng tầm tư duy phản biện?

Một phần của tài liệu Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (Trang 28 - 29)

III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3. Làm sao để nâng tầm tư duy phản biện?

   

Đánh giá mọi việc một cách khách quan:

Muốn có kỹ năng tư duy phản biện tốt, chúng ta phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó, không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính, tránh đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề, bỏ cái nhìn chủ quan. Thay vào đó ta cần có cái nhìn khách quan đối với mọi vấn đề. Từ đó chúng ta sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

   

Đánh giá từ những câu hỏi đơn giản:

Khi phản biện ta sẽ gặp rất nhiều câu hỏi được đặt ra, có cả những câu hỏi đơn giản lẫn phức tạp. Những câu hỏi đơn giản có thể trả lời được ngay, tuy nhiên, những câu hỏi phức tạp sẽ cần tư duy hơn và mất nhiều thời gian hơn. Do đó, hãy liên tục xem xét lại những câu hỏi cơ bản khi bạn đặt ra để giải quyết vấn đề. Hãy đi từ những thứ cơ bản nhất bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến những thữ “cơ bản nhất” của vấn đề.

   

Đưa ra những câu hỏi giả định:

Thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà chúng ta tiếp xúc được sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Đặc biệt là khi chúng ta thường xuyên đặt ra các câu hỏi giả định. Khi đặt câu hỏi giả định về các vấn đề mà chúng ta đang tiếp cận và đánh giá nghiêm túc niềm tin của bản thân về câu hỏi đó, vấn đề sẽ được đào sâu và chi tiết hơn, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề. Bạn có thể giả định vấn đề này đúng cũng có thể giả định vấn đề này sai, tùy vào cách nhìn nhận vấn đề và hướng giải quyết của bạn. Chỉ cần tập thói quen đặt câu hỏi giả định một cách thường xuyên, bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy và đâu là nguồn thông tin cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn.

   

Đảo ngược mọi thứ là một cách tuyệt vời để bạn có được những điều chưa được khắc phục trong một vấn đề khó khăn. Nếu vấn đề đảo ngược đúng thì việc xem xét có thể đưa chúng ta đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn vì chúng ta đang cần phải tra xét lại nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

   

Đừng vội vàng đồng tình quan điểm của người khác trước khi bạn xem xét kỹ:

Trong quá trình phản biện, bạn sẽ gặp rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều. Bạn không nên vội vàng đồng ý với quan điểm của người khác mà cần phải biết suy nghĩ sáng suốt và phân tích kỹ càng. Bạn nên xem xét tỉ mỉ, tư duy và đưa ra ý kiến của mình dựa trên những kiến thức, cơ sở khoa học mà bạn biết được trước khi đồng thuận với quan điểm của họ. Hoặc bạn có thể đưa ra ý kiến của mình để phản biện lại ý kiến của người khác.     Kết luận vấn đề bằng các bằng chứng, cơ sở thực tế:

Khi bạn giải quyết vấn đề và đưa ra một kết luận nào đó thì bạn nên đưa ra các bằng chứng và cơ sở thực tế để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. Bạn phải đánh giá các thông tin một cách nghiêm túc, nếu không bạn sẽ dễ dàng đưa ra kết luận không thực tế, khả quan và sai lầm.

Thậm chí, khi người khác đưa ra kết luận, bạn cũng nên hỏi các hỏi liên quan đến bằng chứng thực tế:

-Ai thu thập bằng chứng, chứng minh quan điểm này? -Thu thập nó bằng cách nào?

-Tại sao ý kiến/ quan điểm đó lại đúng? 

  

Cần phải biết là đa số mọi người đều thiếu kỹ năng tư duy phản biện, không ai là hoàn hảo:

Bạn nên hiểu rằng mọi người ai cũng sẽ thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện. Bởi vì, khả năng này không phải sinh ra đã tự nhiên có. Đây là kỹ năng cần được trui rèn theo thời gian một cách bài bản. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan vì nghĩ khả năng này rất đơn giản, ai cũng có thể rèn luyện được mà phải luôn tự trau dồi, tích lũy kiến thức cho bản thân, học hỏi không ngừng và cải thiện kỹ năng phản biện của bản thân qua từng ngày.

Một phần của tài liệu Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)