II. NỘI DUNG PHÁP LÝ CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÀ
3. Chế độ quản lý về phân phối, sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp
3.1. Khái niệm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp.
Khái niệm: Doanh thu doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận sau:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: là số tiền thu được từ việc bán hàng hóa (đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì nó là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp)
Doanh thu từ các hoạt động liên doanh liên kết với các đơn vị, tổ chức khác, từ các nghiệp vụ đầu tư tài chính
Doanh thu khác: doanh thu khác ngoài các hoạt động kể trên (không mang tính chất thường xuyên: doanh thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, các khoản nợ vắng chủ, khoản nợ không ai đòi...)
Ý nghĩa của doanh thu doanh nghiệp:
Là nguồn quan trọng để đảm bảo tranh trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể thực hiện tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng.
Là nguồn để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
nguồn để doanh nghiệp có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.
3.1.2. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khái niệm lợi nhuận doanh nghiệp: là khoản chênh lệch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.
Nội dung của lợi nhuận doanh nghiệp:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nội theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Lợi nhuận của các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Các hoạt động bao gồm: hoạt động liên doanh, liên kết, hoạt động bất thường.
=> Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của lợi nhuận:
Chỉ có thể xác định được trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế.
Được biểu hiện dưới hình thức giá trị kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng để bảo đảm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
=> để thu được lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải phấn đầu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận đó.
Nguyên tắc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp
Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với các chủ thể khác Đảm bảo hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.