Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động phân phối lợi nhuận của

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật tài chính tổng quan tài chính doanh nghiệp (Trang 27 - 32)

II. NỘI DUNG PHÁP LÝ CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÀ

3. Chế độ quản lý về phân phối, sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp

3.2. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động phân phối lợi nhuận của

của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động phân phối lợi nhuận đều có điểm chung là đều được pháp luật điều chỉnh

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có sự điều chỉnh khác nhau về hoạt động phân phối lợi nhuận. Ví dụ như đối với doanh nghiệp nhà nước, hoạt động phân phối lợi nhuận chịu sự điều chỉnh tương đối chi tiết và chặt chẽ như sau:

Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước:

Theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

“1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).

2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

được phân phối như sau:

a) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển. b) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

– Xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện – Xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện – Xếp loại C được trích 1 tháng lương thực hiện

– Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập c) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

– Xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp;

– Xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp;

– Xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên.

d) Các doanh nghiệp trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi mà không đủ mức theo quy định tại Điểm b Khoản này, thì được giảm trừ phần trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng tối đa không vượt quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.

đ) Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập theo quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này được nộp về Ngân sách nhà nước.

Phân phối lợi nhuận của công ty cổ phần Chính sách cổ tức của công ty cổ phần Cổ tức và nguồn gốc cổ tức

– Khái niệm: Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế dành để trả cho cổ đông hiện hành – Nguồn gốc: Từ lợi nhuận sau thuế

– Chính sách cổ tức: thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc tái đầu tư lợi nhuận vào chính công ty đó.

– Mục tiêu của chính sách cổ tức: Tối đa hóa giá trị cụng ty”

Quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính”

Theo đó lợi nhuận để chia trong công ty cổ phần chính là việc phân chia cổ tức. Trong công ty cổ phần, lợi nhuận phân chia được gọi là cổ tức. Việc trả cổ tức giữa các cổ đông không giống nhau, cụ thể là giữa cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ được trả các mức cổ tức khác nhau.

 Nguyên tắc phân chia cổ tức

Đáp ứng các điều kiện sau:

 Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

 Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

 Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn

Cách tỷ tệ chi trả cổ tức trong công ty cổ phần:

Tỉ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần/Thu nhập một cổ phần Quy định pháp lý về trả cổ tức ở VN

Công ty cổ phần chỉ được trả Cổ tức:  Từ lợi nhuận ròng đã thực hiện  Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế  Sau khi đã bù lỗ

 Phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Phân phối lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Theo điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH hai thành viên có quyền được phân chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp đã góp vào công ty. Như vậy, mỗi thành viên có bao nhiêu phần vốn góp trong tổng số vốn điều lệ của công ty thì sẽ có bấy nhiêu phần lợi nhuận được hưởng. Đây là cách phân chia lợi nhuận hợp lý dựa trên phần vốn góp nhiều hay ít của mỗi thành viên thì đương nhiên thành viên đó được hưởng nhiều hay ít quyền lợi hơn. Tuy nhiên, cách phân chia này trong một số trường hợp còn bộc lộ nhiều hạn chế, ví dụ, có những khi người góp vốn nhiều nhất không phải là người tham gia, đóng góp công sức cho công ty nhiều nhất, do đó dẫn đến việc có khi thành viên không bỏ nhiều công sức cho hoạt động của công ty nhưng lại được hưởng lợi nhiều hơn thành viên khác. Để giải quyết việc này, một là thành viên có thể tăng thêm vốn góp của mình (thành viên công ty TNHH hai thành viên được ưu tiên trong việc góp thêm vốn, chuyển nhượng vốn, mua lại phần vốn góp trong công ty) hoặc các thành viên công ty thỏa thuận một phương án chia lợi nhuận khác phù hợp.

Phân phối lợi nhuận đối với công ty TNHH 1 thành viên:

Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Khoản lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên có thể hiểu là phần tài sản thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí là thuế. Lợi nhuận được xem như là mục tiêu của mỗi công ty trong quá trình hoạt động. Lợi nhuận càng cao, công ty làm ăn kinh doanh phát triển. Có lợi nhuận, công ty sẽ có khả năng mở rộng, phát triển cao hơn.

Rút lợi nhuận của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:

Theo khoản 6 điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2020 chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn. Chủ sở hữu công ty chỉ được rút lợi nhuận sau khi công ty đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khi đến hạn. Hoặc chỉ được rút khi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa đến hạn.

Làm thế nào để biết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn? Điều đó sẽ được nêu rõ trong báo cáo tài chính của công ty. Báo cáo tài chính sẽ ghi lại chính xác nhất tình hình hoạt động của công ty.

Sau khi thanh toán xong, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ rút lợi nhuận. Cụ thể:

 Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Sẽ được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó. Chủ sở hữu công ty sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

 Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Các thành viên trong tổ chức sẽ hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

 Chính sách cổ tức của công ty cổ phần

Cổ tức và nguồn gốc cổ tức:

 Khái niệm: Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế dành để trả cho cổ đông hiện hành

 Nguồn gốc: Từ lợi nhuận sau thuế

 Chính sách cổ tức: thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc tái đầu tư lợi nhuận vào chính công ty đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật tài chính tổng quan tài chính doanh nghiệp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w