các công ty chứng khoán
Do thực hiện rất nhiều phương thức để huy động vốn nên các CTCK cũng có nhiều hành vi vi phạm khác nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh tăng nhanh trong khi việc tăng vốn chủ/ vốn điều lệ thường mất thời gian và chi phí vốn chủ thường cao nên các CTCK thường sử dụng các biện pháp huy động khác. Do vậy cũng sẽ tồn tại những hình thức vi phạm pháp luật như sau:
- Huy động biến tướng từ cá nhân thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư: hoạt động này thực chất là nhận tiền gửi từ cá nhân với các kì hạn khác nhau, mức lãi suất thường tốt hơn mức lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng nhằm thu hút nguồn tiền. Mặc dù là hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng trong hợp đồng vẫn thỏa
29https://cand.com.vn/Kinh-te/Bien-tuong-huy-dong-von-nhieu-cong-ty-chung-khoan-bi- so-gay-i605593/
- thuận về việc trả một mức lãi suất cố định cho các nhà đầu tư. Như vậy, bản chất không khác so với hình thức hợp đồng tiền gửi có kì hạn mà các NHTM đang áp dụng. Huy động tiền nhàn rỗi nhưng lại cho vay vào lĩnh vực rủi ro cao là đầu tư chứng khoán, tạo ra không ít quan ngại về độ nóng của dòng tiền trên thị trường.Thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ và không thực hiện công bố thông tin theo đúng thời gian quy định. Thường thì các CTCK có riêng một bộ phận thực hiện chức năng công bố thông tin. Tuy nhiên, nhiều CTCK vẫn mắc sai phạm trong việc thực hiện công bố thông tin (CBTT) mà điển hình là công bố muộn hơn so với quy định của pháp luật.
- Thực hiện kí kết, vay vốn vượt thẩm quyền: Đối với trường hợp CTCK vay vốn từ các cá nhân là chủ thể thường có điểm yếu về mặt luật pháp, không tìm hiểu rõ thẩm quyền ký kết hồ sơ vay của CTCK. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người đại diện phía CTCK để kí hợp đồng vay bị vượt quá thẩm quyền. Như vậy, hợp đồng có thể bị vô hiệu, gây bất lợi cho các cá nhân cho CTCK vay do vướng vào kiện tụng tranh chấp, vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc
- Sử dụng vốn sai mục đích: Do bị hạn chế về việc vay vốn với mục đích cho vay kí quỹ nên các CTCK thường sẽ sử dụng vốn sai mục đích cam kết ban đầu khi thực hiện huy động vốn về. Ví dụ, CTCK thực hiện vay TCTD với mục đích là đầu tư TPCP, hồ sơ chứng minh mục đích trước khi vay thường sẽ cần có hợp đồng mua bán, kết quả đặt lệnh mua TPCP và một số hồ sơ khác tuỳ yêu cầu của từng CTCK. CTCK có thể “mượn” TPCP từ một tổ chức khác, trả phí và thoả thuận sẽ bán lại cho chính tổ chức đó sau 1 này. Sau đó hai bên thực hiện kí kết hợp đồng mua bán và đặt lệnh mua bán TPCP lên hệ thống VSD30
31 như bình thường. Như vậy CTCK có thể đáp ứng đầy đủ hồ sơ trước giải ngân. Sau khi thực hiện giải ngân xong, CTCK ngay lập tức bán luôn TPCP cho tổ chức kia để thu tiền về. Sau khi có được tiền, CTCK thực hiện cho vay kí quỹ các nhà đầu tư với mức lãi suất rất cao (trung bình 11-14%/năm) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trên thực tế, việc này xảy ra ở hầu hết các CTCK trên thị trường hiện nay nhằm lách các hạn chế về cho vay CTCK phục vụ mục đích cho vay kí quỹ của NHNN.
30https://cand.com.vn/Kinh-te/Bien-tuong-huy-dong-von-nhieu-cong-ty-chung-khoan-bi- so-gay-i605593/
- Lãi suất vượt trần quy định, trả bằng các hình thức khác: Trong thời kì tăng trưởng nóng, nhu cầu nguồn vốn của CTCK rất cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh khoản thì các CTCK đôi khi cũng phải huy động vốn với một mức lãi suất rất cao nhưng thực hiện chi trả ngoài hợp đồng bằng các cách khác nhau như phí mô giới, phí hoa hồng. Điều này vô tình tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động cao sẽ làm phá vỡ tiêu chuẩn của thị trường tài chính mà các cơ quan quản lý đã đề ra nhằm giữ ổn định và tăng trưởng lâu dài.
- Huy động vốn sai đối tượng: Đặc biệt đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu thì đối tượng mục tiêu của việc phát hành là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiện một số CTCK lại thực hiện phát hành cho nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa có đủ kiến thức cũng nhưng kinh nghiệm trong lĩnh vực để có thể đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu.
2.5.Đánh giá về pháp luật Việt Nam về huy động vốn của công ty chứng khoán. Thông qua hơn 20 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Các quy định của pháp luật về lĩnh vực này ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Đối với nghiệp vụ huy động vốn của công ty chứng khoán, căn cứ theo các quy định bên trên, tác giải đưa ra một số đánh giá như sau:
Về mặt tích cực:
- Hầu hết các quy định, chế tài đều đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc về pháp luật như yêu cầu về tính hợp lý, hợp pháp về tính lâu dài; các nguyên tắc về việc đảm bảo cân bằng giữa quyền và lợi ích, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.
- Các quy định ngày càng được mở rộng, có tính bao quát cao và có liên kết chặt chẽ với các quy định khác liên quan.
- Các quy định, điều khoản ngày càng được chuẩn hóa, cụ thể hóa, nêu rõ được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chủ quản như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Các quy định được phê duyệt và ban hành một cách kịp thời nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng liên quan tới nghiệp vụ huy động vốn tại các CTCK.
- Các quy định không những giúp cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung hoạt động, vận hành một cách ổn định, chắc chắn mà còn giúp thúc đẩy, tạo điều kiện cho các chủ thể tự tin hơn khi tham gia vào việc cấp vốn, hợp tác với các CTCK.
Bên cạnh những mặt tích cực đó thì hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn một số hạn chế liên quan tới lĩnh vực huy động vốn tại CTCK như sau:
- Các quy định chưa cụ thể, mập mờ khiến các CTCK gặp khó khăn khi thực hiện. Ví dụ đối với hình thức huy động biến tướng bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh của các công ty chứng khoán được các báo kinh tế đề cập vào tháng 5 năm 2021 thì cơ quan chức năng đã có công văn cảnh báo tới các công ty chứng khoán. Nhưng trên thực tế, chưa có một quy định nào cấm các CTCK thực hiện nghiệp vụ này nhưng tới khi các CTCK bắt tay vào thực hiện huy động theo hình thức này làm thì lại cảnh cáo nhắc nhở làm ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng của công ty, gây bất cập cho việc huy động nguồn vốn sau này.Một số quy định chưa thật sự chặt chẽ tạo điều kiện cho các CTCK thực hiện các hành vi huy động với mục đích sử dụng vốn có tính rủi ro cao. Ví dụ pháp luật quy định rằng các TCTD được cấp vốn khi mục đích sử dụng vốn đúng pháp luật32. Tuy nhiên chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau vay. Việc này tạo cơ hội cho các CTCK và TCTD bắt tay thực hiện vay vốn và giải ngân sai mục đích hoặc cho vay với các mục đích rủi ro hoặc biến tấu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
- Các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh tay và chưa tương xứng với lợi ích mà các CTCK đạt được khi vi phạm tạo động cơ cho một số CTCK cố tình vi phạm. Ví dụ đối với hành vi làm giả hồ sơ chứng minh đủ điều kiện phát hành thêm cổ phiếu thì chỉ bị phạt tối đa 1,5 tỷ đồng trong khi đối với một thương vụ phát hành thêm, các CTCK có thể thu về những con số lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
32 Điều 7, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN
NGHỊ CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM