Trong hình thức phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam. (Trang 79 - 80)

Phát hành trái phiếu gần như là hình thức huy động vốn mà các CTCK sử dụng cuối cùng nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạt động do khi huy động cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.

Mặc dù quản lý chặt chẽ là như vậy nhưng vẫn còn các vấn đề như sau:

Đối tượng nhà đầu tư mà các CTCK hướng tới khi chào bán trái phiếu là các NĐT chuyên nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân chưa đủ điều kiện làm nhà đầu tư chuyên nghiệp được các công ty chứng khoán hỗ trợ để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ trong vòng 1-2 ngày trước khi thực hiện đầu tư trái phiếu do công ty chứng khoán phát hành riêng lẻ. Thường thì cách đó được thực hiện bằng cách là các cá nhân mở tài khoản chứng khoán và thực hiện chuyển tối thiểu 2 tỷ đồng vào tài khoản chứng khoán của mình. Dựa vào điểm d khoản 1 điều 11 Luật chứng khoán 2019 thì các CTCK sẽ cấp được giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp cho cá nhân đó. Việc này làm tăng thêm mức độ rủi ro của các cá nhân khi đầu tư. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

- Quy định chặt chẽ hơn việc cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cụ thể, Nhà nước cần quy định thêm về thời gian chờ từ lúc được cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp cho tới khi được phép đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ

- Giám sát mục đích sử dụng vốn phát hành trái phiếu định kì. Yêu cầu các CTCK phải thực hiện báo cáo chi tiết mục đích sử dụng vốn do việc phát hành trái phiếu đi kèm với hồ sơ chứng minh mục đích đó.

- Phạt nặng hơn đối với các hành vi vi phạm hoặc phạt theo tỷ lệ có như vậy thì mới đảm bảo cho việc các công ty chứng khoán đánh đổi việc chấp nhận phạt so với lợi ích thu được từ việc phát hành trái phiếu. Với mức phạt tối đa 300 triệu đối với hành vi chào bán trái phiếu khi chưa đủ điều kiện phát hành. Ví dụ công ty chứng khoán A phát hành 1000 tỷ trái phiếu kì hạn 1 năm, lãi suất 7.5%/năm khi chưa đáp ứng đủ điều kiện. Mức phạt 300 triệu sẽ làm chi phí huy động của khoản này tăng thêm 0.03%/năm, như vậy tổng mức chi phí huy động chỉ ở mức 7.53%/năm. So với lợi ích thu được từ việc phát hành 1000 tỷ sau đó

cho vay kí quỹ với lãi suất trung bình 11%/năm thì chênh lệch lãi suất thu được là 3.47%/năm tương đương với 34.47 tỷ lợi nhuận chênh lệch. Đây là một con số khổng lồ so với mức tiền phạt hành vi vi phạm này. Vì vậy, cần phải thực hiện các hình thức có tính răn đe hơn nhằm giảm thiểu sự đánh đổi để sai phạm của các CTCK trên thị trường hiện nay.

- Yêu cầu các CTCK phải được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng uy tín trong và ngoài nước. Cân nhắc về việc đưa điều kiện này là một trong những điều kiện bắt buộc khi thực hiện phát hành trái phiếu, đặc biệt là phát hành cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam. (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w